Xupap xe máy là gì?

Một bộ phận chính của cơ cấu phối khí trên xe máy chính là xupap. Xupap xe máy là cái nắp/cái nút ở vòi bơm hơi trong bình chứa ép/hơi nước trên xe xe máy. Xupap xe máy có chức năng chặn và mở giúp tạo nên dòng chảy của hoà khí. Khi sản phẩm cháy đi ra ngoài sẽ làm kín buồng cháy. Xupap nạp và xupap thải chính là van an toàn có chức năng xả hơi ra nếu áp suất lên quá cao mức đã định.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xupap xe máy

Cấu tạo của xupap xe máy gồm các bộ phận chính: nấm xupap, thân xupap, đuôi xupap, đế xupap, lò xo và ống dẫn hướng xupap.

Kết cấu của từng bộ phận xupap:

  • Nấm xupap bao gồm 3 loại: 
  • Nấm bằng: Có ưu điểm là chế tạo đơn giản, dùng được cho cả xupap nạp và xupap thải.
  • Nấm lõm xupap: Góc lượn giữa phần thân và phần nấm có bán kính rất lớn. Ưu điểm của nấm lõm là cải thiện tình trạng lưu thông dòng khi nạp vào xy lanh, tăng được độ cứng cho nấm xupap. Tuy nhiên nó rất khó chế tạo, bề mặt chịu nhiệt lớn.
  • Nấm lồi: Được dùng để cải thiện lưu động của dòng khí thải, do đó hình dạng của các xupap thải đều có hình dạng nấm lồi. Nhược điểm của nấm lồi giống hoàn toàn nấm lõm.
  • Thân xupap: Có chức năng là "dẫn đường" cho xupap.
  • Đuôi xupap: Có cấu tạo dạng đãi để gắn được lò xo xupap, để lắp được móng hãm nên đuôi xupap mang hình dạng mặt côn hoặc dạng rãnh vòng. 
  • Đế xupap: Đế xupap được dùng để ép vào họng của đường thải và đường nạp khí với mục địch để làm giảm sử hao mòn của thân máy và nắp xy lanh khi chúng chịu sự va đập mạnh của xupap. Để xupap có kết cấu khá đơn giản, một vòng hình trụ trên có vát mặt côn giúp tiếp xúc với mặt côn của nấm xupap.
  • Ống dẫn hướng xupap: Có tác dụng giúp tránh hao mòn cho thân máy xupap hoặc nắp xy lanh của xupap.
  • Lò xo xupap: Có chức năng đóng kín xupap trên để đảm bảo xupap được chuyển động theo đúng quy luật của cảm phối khí. Cùng với đó là để đảm bảo quá trình đóng mở của xupap không bị va đập trên mặt cam của xupap.

Nguyên lý hoạt động của Xupap

Bạn biết đấy, xe máy sở hữu động cơ 4 kỳ, 1 xy-lanh hoạt động cùng một xupap nạp và một xupap thải.

Quá trình nạp nguyên liệu: Piston đi lần lượt từ điểm chết trên đến điểm chết dưới. Lúc này, xupap nạp mở ra và xupap thải đóng lại giúp hỗn hợp khí và xăng đi vào xy-lanh. Đến khi quá trình nạp nguyên liệu kết thúc thì xupap nạp sẽ đóng lại.

Hoạt động của kỳ nén: Ở kỳ này, hoạt động của piston sẽ ngược lại so với kỳ nạp, lúc này piston sẽ đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Cả xupap nạp và xupap thải sẽ cùng lúc đóng lại để hỗn hợp khí và xăng được nén lại và tiếp tục trộn lẫn với nhau để tạo ra độ hoà khí tốt nhất.

Hoạt động ở kỳ nổ/cháy: Lúc này, bugi sẽ bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí và xăng. Và piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và cả 2 xupap cùng đóng. Sau đó, hỗn hợp cháy sẽ giãn nở và sinh lực.

Hoạt động ở kỳ xả: Ở kỳ xả, đường đi của piston sẽ tương tự như ở kỳ nén. Lúc này, xupap thải sẽ mở và khí cháy bị đẩy ra ngoài. Cuối kỳ xả, xupap thải sẽ đóng lại và xupap nạp sẽ mở ra và cứ như vậy lặp lại liên tục.

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của xupap nạp và thải ở xe máy luôn luôn hoạt động ngược nhau, chúng chỉ cùng đóng lại ở kỳ nổ. Nếu như bạn phát hiện thấy xupap đóng lại không khít thì chứng tỏ xupap xe máy đã gặp vấn đề rồi đấy, và sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: chảy nguyên liệu, cháy xăng…Do đó, bạn cần khắc phục ngay nếu thấp xupap gặp sự cố.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang muốn mua các loại phụ tùng xe máy cho chiếc xế yêu của mình thì tham khảo ngay Siêu Chợ Cơ Khí nhé. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.

 

Cảm ơn đã quan tâm bài viết!!!