Trước khi nói về chuyển đổi số. Chúng ta nên xem về các vấn đề của các cửa hàng cơ khí hiện nay.

Tình hình chung cửa hàng cơ khí hiện nay

Dựa theo số liệu thống kê của nhà cung ứng với kinh nghiệm nhiều năm:

1.Với hàng chục nghìn doanh nghiệp mua bán trực tiếp, thường tập trung ở các chợ theo tỷ lệ:

  • Sài Gòn (SG): 30%. 

  • Hà Nội (HN): 20%. 

  • Hải Phòng (HP): 15%. 

  • Đà Nẵng (ĐN): 15%.

  • Còn lại 20% rải rác khắp mọi miền, chưa bao gồm các doanh nghiệp chưa đăng ký giấy phép kinh doanh và các doanh nghiệp trung quốc có mặt tại việt nam. Các chủ doanh nghiệp lo sợ nhiều điều: họ dự tính kinh doanh như thế này là được rồi, lo ngại phát sinh nhiều chi phí, sợ không có hiệu quả, không có đơn hàng, bị trả hàng về. Về chăm sóc khách hàng: họ chỉ phụ thuộc vào những ứng dụng chat hiện tại, hay là những khách quen qua những cuộc thoại. Họ chưa có hệ thống chăm sóc khách hàng cũ lẫn khách hàng mới để phục vụ khách hàng 1 cách tốt nhất, đạt được doanh số tốt hơn. 

 

2. Đa phần các cửa hàng sỉ, lẻ trong ngành là các tiệm điện nước, hoặc các cửa hàng trong hẻm hóc là con số vô cùng lớn ko thể thống kê đc.

3. Nhân sự từ 5 - 50 người cho từng cửa hàng.

Qua điều này cho chúng ta thấy, nhiều doanh nghiệp hay cơ khí đều có chung tập tính đó là:

  • Kinh doanh theo lối mòn: Các chủ doanh nghiệp chủ yếu tập trung cửa hàng theo mặt tiền, theo nhóm, theo con đường phụ thuộc vào khách đi qua trên đường, khách quen, bán hàng 1 cách thụ động. Chỉ có giới trẻ thì rất muốn bức phá phát triển nhờ công nghệ 4.0, nhưng các chủ doanh nghiệp lại không đồng ý với giới trẻ, vì chưa thấy tầm ảnh hưởng từ việc chuyển đổi số.

Tập trung bán theo nhóm, theo con đường

  • Các chủ doanh nghiệp lo sợ nhiều điều: họ dự tính kinh doanh như thế này là được rồi, lo ngại phát sinh nhiều chi phí, sợ không có hiệu quả, không có đơn hàng, bị trả hàng về.

  • Về chăm sóc khách hàng: họ chỉ phụ thuộc vào những ứng dụng chat hiện tại, hay là những khách quen qua những cuộc thoại. Họ chưa có hệ thống chăm sóc khách hàng cũ lẫn khách hàng mới để phục vụ khách hàng 1 cách tốt nhất, đạt được doanh số tốt hơn.

Đó là những hiện tượng thường gặp của các doanh nghiệp hay cửa hàng theo kiểu kinh doanh truyền thống.

Còn các doanh nghiệp và cửa hàng đang chuyển đổi số thì sao, hiện trạng như thế nào ? Theo số liệu cho thấy họ luôn tìm kiếm các phương pháp chuyển đổi số nhưng họ lại chưa có quy trình rõ ràng để vận hành, gây tốn mất thời gian, lẫn về chi phí:

  • Họ tìm các trang thiết web để làm trang web chỉ để trưng bày sản phẩm, đôi khi có vài trường hợp họ ko để giá, chỉ để giá liên hệ, không có chức năng chat để hỗ trợ khách hàng, không có chức đặt hàng hay giao hàng. Khách hàng muốn biết cũng phải gọi điện hoặc coi nhưng không biết mua ở đâu → mất đi lượng khách tiềm năng, không đạt hiệu quảWeb hiển thị sản phẩm rất ít, không để giá

  • Họ lên facebook tạo fanpage(trang tổ chức hay cá nhân) hay marketplace (chợ facebook), đăng lên vài sản phẩm không ghi rõ mô tả chi tiết sản phẩm như thế nào, có khi vài tuần mới đăng 1 bài, giá sản phẩm ảo (ví dụ để giá 450đ, 400đ,... ) đôi khi để 0đ→ khó tiếp cận người mua.

Chợ Facebook nhiều sản phẩm giá ảo, không có thông tin rõ ràng

  • Về zalo, có mục zalo shop họ chỉ đăng cảm thấy đủ sản phẩm là được, rồi cứ để đó, tương tác kém với các kênh khác, chỉ phụ thuộc vào khách quen là chủ yếu. Ngoài ra, khi bạn tìm kiếm đc sản phẩm cơ khí, bạn sẽ thấy tên shop, khi bạn truy cập vào xem tất cả sản phẩm của shop đó, thì lại cho bạn 1 kết quả bất ngờ, hình ảnh sản phẩm không đúng với tên sản phẩm khiến người mua gặp phải khó khăn. Không mang lại hiệu quả cho shop.

Shop đăng sản phẩm cho có, khi vào lại khác ko liên quan ngành hàng

  • Còn Youtube, có vài trường hợp họ chỉ đăng vài video về sản phẩm, nhưng ko nói rõ sản phẩm là như thế nào, công dụng ra sao, chỉ nói chung chung mô tả sản phẩm,... Trong mô tả video của họ chỉ để thông tin chính: tên cửa hàng, sđt, địa chỉ,... không có link website để khách hàng lựa chọn sản phẩm khác. Người dùng chỉ biết mỗi sản phẩm của video và khó tiếp cận khách hàng mua sản phẩm.

Youtube shop chỉ đăng tên sản phẩm, sđt,...

Đó là những phần bề nổi chuyển đổi số hiện giờ của các doanh nghiệp và cửa hàng đang gặp phải.

Xét về phương diện chuyển đổi số đang vận hành, tiết kiệm thời gian và chi phí. Lựa chọn tham gia vào các sàn thương mại điện tử hiện tại đang đáp ứng nhu cầu của người bán nhưng đa phần không hiểu rõ mình tham gia sàn đó chuyên về mua sắm, đồ thiết bị công nghệ, quần áo, …  cơ khí là ngành hàng đặc thù, nên các sàn ko đẩy mạnh về ngành hàng này và không mang tới hiệu quả cho các nhà bán hàng:

  • Đăng lên cả tháng vẫn chưa có đơn, do gặp phải cạnh tranh khốc liệt các loại ngành hàng khác.

Các sàn thương mại hiện nay chỉ tập trung ngành mua sắm tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt

  • Hiện tại các quảng cáo banner trên nhiều sàn thương mại điện tử 99% đều hiện các loại sản phẩm mua sắm về mặt hàng tiêu dùng, …  Hàng cơ khí thì bị mất đề xuất, nên khó có thể nhận diện cho khách hàng mua sắm . Người bán hàng khó tiếp cận người tiêu dùng mua hàng cơ khí. 

Các banner của các sàn thương mại vẫn chú trọng ngành tiêu dùng 

  • Các sàn thương mại điện tử hiện nay tập trung ngành hàng tiêu dùng nên nhiều gian hàng về cơ khí it được quan tâm. Khi có vấn đề xảy ra thì bộ phận chăm sóc chỉ hồi âm theo qui dịnh rồi cho qua. Họ thường chỉ quan tâm loại hàng nào mang lợi nhuận → rạn nứt mối quan hệ đối tác.

Các sàn thương mại thờ ờ với các đối tác ko mang lại lợi nhuận

=> Siêu Chợ Cơ Khí thấu hiểu được nỗi đau của bạn. Chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho bạn một kênh bán hàng chuyên về cơ khí. Giúp các doanh nghiệp và cửa hàng tập trung kinh doanh đạt nhiều hiệu quả nhất, hướng đến sự minh bạch, tính chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian, chi phí cho tất cả các bên tham gia. Đồng thời, đó là nơi mà khách hàng thỏa sức tìm hiểu về những sản phẩm ngành cơ khí, hơn nữa là sự an tâm về chất lượng cũng như giá cả và trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cùng với chúng tôi.

  •