Bạn biết đấy, trong quá trình gia công chi tiết ta có thể cần sử dụng nhiều loại collet khác nhau phù hợp với từng dụng cụ cắt. Tuy nhiên, giá thành của chúng lại cao. Vì vậy, khi sử dụng khoan điện hoặc các gia công nhỏ sẽ hạn chế sử dụng chúng. 

Tuy nhiên, collet được ưa chuộng sử dụng hơn các loại kẹp truyền thống vì có thể chịu được trong môi trường khắc nghiệt bởi nhiều ưu điểm như:

  • Quá trình kẹp nhanh chóng. 

  • Kẹp chặt, ổn định. 

  • Bền, tuổi thọ cao có thể chịu được môi trường khắc nghiệt.

  • Định tâm chính xác.

1. Collet ER 

ER Collet là loại collet phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất với các tiêu chuẩn từ ER-8 đến ER-50. Loại này chỉ được sử dụng với các dụng cụ có trục hình trụ như dao phay cnc, mũi khoan, mũi doa,…

Ưu điểm

  • Có thể giữ dao cụ an toàn, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng.

  • Độ cứng cao phù hợp gia công thô. Giúp gia tăng độ hoàn thiện bề mặt sản phẩm.

  • Lỗ khoan tự định tâm

  • Trong quá trình phay tốc độ cao, ER giúp cân bằng tốt hơn.

  • Giữ công cụ một cách an toàn hơn, chống rung tốt.

Nhược điểm

  • Giá thành tương đối cao.

Xem thêm: Collet là gì?

2. Collet chuẩn CT, lắp vào mũi Taro 

Thường sử dụng để gia công rãnh nhỏ hoặc kích thước không quá lớn. Trên dây chuyền và các máy ứng dụng đặc biệt khác đòi hỏi nhiều chi phí, thì sử dụng loại này có thể tiết kiệm đáng kể, thích hợp cho gia công đồng bộ.

Collet chuẩn CT có nhiều kích cỡ, được sử dụng rộng rãi để gia công phay. 

Ưu điểm

  • Thiết kế thay đổi công cụ nhanh chóng, giúp giảm thời gian ngừng hoạt động của máy.

  • Giúp kéo dài tuổi thọ dụng cụ.

  • Ma sát, mài mòn thấp hơn, do đó bảo dưỡng ít hơn.

  • Không bị trượt hoặc vặn vòi trong bộ điều hợp.

  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm

Gia công các rãnh lớn không tốt.

3. Collet lắp vào các đầu kẹp thủy lực

Collet thủy lực được sử dụng với nhiều size khác nhau. Tốc độ quay lớn lên tới 8000 vòng/phút. 

Ưu điểm 

  • Độ chính xác gia công cao. 

  • Tốc độ gia công lớn. 

  • Độ đồng tâm lớn, vững chắc.

Nhược điểm

Giá thành cao.

4. Autolock Collet

Loại này còn được gọi là đầu kẹp Clarkson. Được dùng để kẹp dao phay bằng cách dùng tay siết chặt. 

Loại này có kích thước xác định từ trước, do đó đuôi của dao gia công phải phù hợp với kích thước kẹp mới có thể sử dụng chúng. 

Khi dụng cụ quay, collet sẽ truyền động vào nắp của mâm kẹp. Từ đó tạo thành lực siết xung quanh chuôi để giữ dao chắc chắn.

5. Collet TG

TG Collet có độ côn 4 độ, ít hơn so với các collet ER có độ côn 8 độ. Do đó, lực kẹp của TG collet lớn hơn so với ER. Chiều dài TG collet cũng dài hơn nên diện tích bề mặt được kẹp cũng lớn hơn. Từ đó có thể giúp tăng độ cứng vững, phù hợp cho phay, khoan, taro, doa tinh. 

 

6. Collet R8

Loại này không có đầu kẹp riêng vì chúng có thể được lắp trực tiếp vào côn của máy. Phù hợp sử dụng trên máy phay CNC. Chúng cho phép thay dao nhanh chóng, tuy nhiên ống kẹp và đường kính chuôi dao cần phù hợp chính xác với nhau.

7. Collet 5C

Loại collet này có thiết kế đặc biệt, dùng để giữ cố định phôi khi gia công. Chúng được dùng trên máy tiện CNC, có thân lớn, phần côn dốc và ngắn hơn so với loại R8.

 

Các thông số kỹ thuật của collet cần nắm

Để lựa chọn loại collet phù hợp, bạn cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật sau:

  • Chiều dài.

  • Đường kính.

  • Phạm vi kẹp.

  • Độ côn.

  • Độ nhám bề mặt.

  • Độ đồng tâm. 

  • Chất liệu. 

  • Độ cứng. 

  • Vật liệu lỗ trong.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn có thể hiểu thêm về sản phẩm collet cũng như cách sử dụng phù hợp với từng loại collet. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì truy cập ngay "Sieuchocokhi.vn" để có thể đặt hàng nhanh nhất nhé.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!