Đá mài, đá cắt hiện nay được sử dụng rất phổ biến nhất là trong ngành cơ khí. Có thể bạn sử dụng nó hàng ngày hoặc chỉ mới nhìn qua. Nhưng chưa chắc ai cũng biết về thành phần hay cách chế tạo ra một viên đá mài hay một viên đá cắt như thế nào. 

Cấu tạo đá mài, đá cắt

Đá mài, đá cắt được cấu tạo từ hai thành phần chính là hạt mài và chất kết dính. Hạt mài làm nhiệm vụ cắt nên nó được lựa chọn từ các vật liệu như vật liệu làm các dụng cụ cắt. Các vật liệu hay dùng làm hạt mài là oxit nhôm Al2O3 , cacbit Silic SiC, kim cương, cacbit bo B4C… Chất kết dính tác dụng gắn kết các hạt mài. Thường dùng các chất kết dính như chất kết dính vô cơ keramit, chất kết dính hữu cơ bakelit, vunkahit, cao su…

 

Kích cỡ hạt vô cùng đa dạng (5 micromet – 3.200 micromet) tùy vào loại đá mài làm ra mà sẽ chọn kích cỡ hạt tương ứng, nhờ vậy mà có rất nhiều loại đá mài trên thị trường.

Kích cỡ hạt mài được phân biệt khi ta dựa vào kích thước lỗ bên trong của đĩa mài.

Việc chọn lựa cỡ hạt đá mài sẽ căn cứ vào yêu cầu công việc như độ chính xác, độ nhẵn của bề mặt sản phẩm cần gia công cũng như tính chất vật liệu, diện tích tiếp xúc bề mặt. Bạn có thể tham khảo như sau:

  • Khi bạn sử dụng máy mài 2 đá để mài kim loại, đối với mài thô nên chọn đá mài cỡ hạt lớn hơn mài tinh.
  • Còn khi gia công kim loại mềm, dẻo nên sử dụng đá mài cỡ hạt lớn để tránh trường hợp đá nhanh cùn.
  • Trong khi đó đá mài cỡ hạt bé lại thích hợp cho vật liệu kim loại cứng.
  • Diện tích của đá mài kim loại và chi tiết gia công lớn thì đá mài sẽ phải là hạt lớn.

 

  • Chất kết dính
  • Bên cạnh hạt mài thì một thành phần có chức năng liên kết các hạt mài lại với nhau để tạo nên hình dáng, kích thước cho đá mài kim loại đó chính là chất kết dính.
  • Chất này phổ biến nhất phải kể đến hai loại là vô cơ (Keramic) cùng chất kết dính hữu cơ (Bakelit, Vunkahit). Mỗi loại chất kết dính có cấu tạo khác nhau và ứng dụng phù hợp đối với từng loại đá mài cụ thể.
  • Với các dòng đá mài kim loại chuyên dùng cho máy mài để bàn, máy mài cầm tay thường được liên kết lại từ một trong 3 loại chất kết dinh sau:

  • Chất kết dính vô cơ Keramic: Được tạo ra từ đất sét trắng, có khả năng chịu lửa, Spat cùng với hoạt thạch. Ngoài ra còn có thêm phấn, thạch anh và nước thuỷ tinh. Loại đá mài sử dụng chất kết dính Keramic đảm bảo độ bền hoá học cao, tính năng chịu được ẩm, nhiệt độ cao, song nhược điểm của nó là tốc độ thấp, độ giòn cao.
  • Chất kết dính hữu cơ Bakelit: Là nhựa nhân tạo được chế tạo bởi sự kết hợp giữa Cacbonic và Fomalin. Đá mài có chất kết dính Bakelit có thể làm việc tại tốc độ cắt lớn lên đến 50m/s, trong một số trường hợp đặc biệt còn có thể đạt đến 80m/s. Khi sử dụng loại đá mài này ở nhiệt độ vượt quá 1.800 sẽ làm mất tính bền của chất kết dính nên xét về khả năng chịu nhiệt không cao cũng như không chịu tác dựng từ kiềm.
  • Chất kết dính hữu cơ Vunkahit: cấu tạo bao gồm 70% cao su và còn lại 30% là lưu huỳnh. Đá mài sử dụng chất kết dính này có độ bền, tính đàn hồi cao, giữ được nguyên vẹn hình dạng của đá nên được ứng dụng vào chế tạo đá mài định hình sử dụng cho các loại máy mài đường kính 150 – 200mm.

Quy trình chế tạo đá mài, đá cắt.

Đá mài, đá cắt thường được chế tạo theo quy trình cơ bản sau đây :

Đầu tiên nguyên liệu bao gồm hạt mài và chất kết dính được nhào trộn ở dạng bán khô độ ẩm 3-4%. Rồi qua sàng lọc (loại bỏ các hạt kích thước không phù hợp). Tạo độ mịn và đều cho đá mài. sau đó hỗn hợp đã được nhào trộn đó được đưa vào khuôn (phù hợp với từng loại đá và từng loại kích thước) hỗn hợp tiếp tục được ép với lực ép phù hợp để tạo ra viên đá thô. Đá thô tiếp tục được đem sấy và nung. Sau đó được dán nhẫn mác và đóng gói.

Cách lựa chọn đá mài, đá cắt phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Theo độ cứng của đá: có đá cứng và đá mềm.độ cứng của đá phụ thuộc vào khả năng bong tróc hạt mài trong quá trình làm việc. Hạt mài khi bong ra tạo ra các lưỡi cắt.

Đá cứng là loại đá khó bong tróc các hạt mài trong quá trình làm việc. Phù hợp cho việc cắt, mài các loại vật liệu mềm và dẻo như đồng, nhôm …

Đá mềm là loại đá dễ tróc các hạt mài trong quá trình làm việc. Phù hợp với các vật liệu cắt cứng do trong quá trình làm việc dễ tróc tạo ra nhiều lưỡi cắt hơn.

Chọn đá theo cấu trúc của đá: Cấu trúc của đá là tỉ lệ lượng của hạt mài và chất kết dính.

Trong mài tĩnh và mài định hình nên chọn loại đá có cấu trúc chặt (tỉ lệ hạt mài lớn). Do cấu trúc chặt đảm bảo được profin đá trong quá trình làm việc. Đá mài có cấu trúc chặt phù hợp với các vật lệu cứng như thép tôi, thép dụng cụ… đá cấu trúc xốp hơn dùng cho các vật liệu mềm và dẻo…

Như vậy là bạn đã biết được chiếc máy mài cầm tay của mình sử dụng những chiếc đĩa mài được làm từ nguyên liệu gì rồi đúng không. Với nhiều người mà nói thì không cần phải biết nguyên liệu để sản xuất của đá mài đá cắt là gì nhưng có lẽ nó sẽ có ích với người tìm tòi nghiên cứu kiến thức.

Trên thị trường mỗi sản phẩmmáy mài máy cắt sẽ có loại đá mài thiết kế khác nhau và độ cứng cũng khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nguyên liệu sản xuất đều là giống nhau. Nếu bạn đang cần mua đá mài cho các sản phẩm máy mài máy cắt hay các dụng cụ ngành cơ khí thì hãy liên hệ với Siêu Chợ Cơ Khí, chúng tớ tự tin có đầy đủ các mặt hàng ngành cơ khí mà bạn cần.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!