Để có thể đo hiệu quả và chính xác, việc sử dụng đúng dụng cụ đo rất quan trọng.Ngoài ra, để đảm bảo tuổi thọ của dụng cụ, chúng ta cần phải sử dụng cẩn thận và bảo dưỡng thường xuyên. Để hiểu rõ hơn về việc bảo quản dụng cụ của mình tốt nhất thì bạn nên tham khảo bài viết này.

 

1. Thước Panme đo bên ngoài

Cấu tạo

Hình ảnh tham khảo: Panme đo bên ngoài

Trước khi sử dụng

1. Kiểm tra xem thước phụ có chuyển động dễ dàng mà không bị kẹt hay biến dạng không bằng cách xoay hết phạm vi đo.

2. Thay thế pin bằng loại SR44 nếu cần

3. Kẹp một tờ giấy không có xơ vào giữa đầu đo tĩnh và trục động như đo độ dày và từ từ kéo tờ giấy ra để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt đo.

4. Từ từ cho hai bề mặt đo tiếp xúc : Xoay bánh cóc (1,5 đến 2 vòng) để tạo áp lực liên tục từ 3 đến 5 lần để kiểm tra điểm zero. Nếu lực quá mạnh tác động lên đầu đo tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.

5. Khi siết nắp kết nối đầu ra và nắp pin, cần cẩn thận không để vòng đệm cao su bị kẹp giữa nắp.

Trong quá trình sử dụng

1. Không được xoay trục quay vượt quá giới hạn trên của phạm vi đo vì như vậy có thể làm hỏng một số loại panme điện tử.

 

2. Nếu xảy ra lỗi hoặc số hiển thị bất thường thì tháo pin ra và lắp lại.

3. Đảm bảo rằng trục quay luôn được bảo vệ khỏi va chạm.

4. Nếu dùng dụng cụ trong thời gian dài phải thường xuyên kiểm tra điểm zero để đảm bảo tránh sai lệch do giãn nở nhiệt.

Sau khi sử dụng

1. Kiểm tra hư hỏng trên panme và nếu phát hiện thì đem đi sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ nếu sử dụng dụng cụ ở nơi có khả năng bị nhiễm bẩn dầu thì cần đảm bảo thực hiện các biện pháp xử lý chống gì sau khi lau.

2. Nói lỏng khóa trục, tách các mặt đo ra cách nhau khoảng 0,2-2mm, sau đó cất giữ dụng cụ.

 

3. Không cất giữ dụng cụ trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hay hơi dầu.

4. Khi bảo quản dụng cụ trong thời gian dài, cần bôi dầu panme cho trục quang để tránh gỉ sét và tháo pin ra.

2. Đồng hồ đo lỗ (lỗ nhỏ)

Cấu tạo

Hình ảnh tham khảo: Đồng hồ đo lỗ 

Trước khi sử dụng

1. Lau sạch điểm tiếp xúc bằng khăn sạch.

2. Tránh các thay đổi lớn về nhiệt độ có thể gặp phải do vận chuyển dụng cụ từ bên ngoài phòng vào trong phòng hoặc ngược lại. Nếu không sẽ gây biến dạng và làm mòn điểm tiếp xúc hoặc dầu đo, dẫn tới kết quả không chính xác.

3. Siết chặt vít hãm để cố định vị trí của thước đo. Nếu thước đo vẫn di chuyển thì lâu sạch thân và vít hãm.

4. Cài đặt điểm zero trước khi bắt đầu đo. Để cài đặt điểm 0 cho một panme đo ngoài, đặt panme theo hướng thẳng đứng với trục xoay.

Trong quá trình sử dụng

1. Khi thay thế điểm tiếp xúc, phải sử dụng cờ lê chuyên dụng.

2. Thực hiện cài đặt ban đầu sử dụng vòng chuẩn hoặc mẫu chuẩn kiểm trước khi tiến hành đo.

3. Khi thay thế điểm tiếp xúc, giữ phần đuôi vít hãm để điểm tiếp xúc không bị đóng.

Sau khi sử dụng

1. Kiểm tra xem có hư hỏng gì với dụng cụ không. Nếu có thì cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Lau sạch dụng cụ.

2. Nếu nghi ngờ bộ phận đo bị nhiễm bẩn thì tháo điểm tiếp xúc bằng cờ lê chuyên dụng và lau sạch điểm tiếp xúc bằng cách nhúng vào dung dịch cồn. Sau khi lau sạch, làm khô hoàn toàn và phủ một lớp dầu panme mỏng lên điểm tiếp xúc.

3. Không bảo quản thiết bị trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, có bụi hoặc hơi dầu.

3. Thước kẹp

Cấu tạo

Hình ảnh tham khảo: Thước kẹp

Trước khi sử dụng

1. Dùng một lượng dầu nhỏ panme để lau bề mặt tham chiếu trên thân thước.

2. Di chuyển thanh trượt dọc theo thân thước chính để kiểm tra xem thanh trượt có di chuyển nhẹ nhàng mà không bị kẹt/ép chặt không.

3. Lắp pin SR44 với cực dương hướng lên trên.

4. Sau sạch mặt đo và cho tiếp xúc nhau. Sau đó nhấn nút ORIGIN để thực hiện cài đặt điểm zero.

5. Đóng bề mặt đo sau khi lau sạch và kiểm tra như sau:

  • Mặt đo ngoài: Trong tình trạng tốt nếu không có ánh sáng lọt qua khe giữa hai mặt khi đưa ra ánh sáng.
  • Nếu có giơ hay bụi bẩn trên bề mặt thì hai bề mặt không khít nhau và ánh sáng có thể lọt qua.
  • Mặt đo trong: trong tình trạng tốt nếu chỉ nhìn thấy rất ít ánh sáng, có thể nhìn thấy khi đưa ra ánh sáng.

Trong khi sử dụng

1. Đảm bảo áp dụng lực ổn định trong quá trình đo và đo vật ở vị trí gần phần gốc của mỏ cặp nhất.

2. Không đo vật có mặt cần đo bị nghiêng

 

Sau khi sử dụng

1. Kiểm tra xem có hư hỏng gì với thước hay không. Nếu có thì cần phải sửa chữa hoặc thay thế, lau sạch dụng cụ. Nếu sử dụng trong môi trường có dầu làm mát hoặc tương tự thì cần phải đảm bảo áp dụng biện pháp chống gỉ sét sau khi lau sạch.

2. Mở mỏ cặp đo ngoài một khoảng từ 0.2-2mm, nới lỏng vít hãm và bảo quản dụng cụ.

3. Không cất giữ dụng cụ trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hay hơi dầu.

4. Khi bảo quản dụng cụ trong thời gian dài, cần tháo pin ra.

 

Bài viết này hướng dẫn bạn cách kiểm tra và bảo quản dụng cụ đo lường sao cho đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong cách quản bảo dụng cụ của mình. Tại đây, Siêu Chợ Cơ Khí có bán tất cả các mặt hàng ngành cơ khí, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo sản phẩm Siêu Chợ Cơ Khí.

 


Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!