Thước thủy dùng để làm gì?
Thước thủy đã không còn xa lạ đối với nhiều người, nó đóng vai trò quan trọng, được ứng dụng trong nhiều ngành nghề nội thất, cơ khí và xây dựng đảm bảo độ chính xác cao.
Thước thủy là dụng cụ cầm tay quen thuộc của nhiều thợ kỹ thuật, kỹ sư xây dựng. Với kích thước nhỏ gọn cùng thiết kế chắc chắn nên được nhiều người sử dụng rộng rãi.
Thước thủy dùng để đo độ nghiêng, độ dốc đảm bảo an toàn và thân thiên với người dùng. Thước thủy là sự lựa chọn tốt nhất cho mục đích đo lường dành cho bạn.
Thước thủy còn dùng để đo độ thăng bằng của nước. Từ đó, đưa ra các thông số về góc trong đo lường, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, thiết kế nội thất hay trong nghiên cứu, tính toán độ dốc của đường hay mái nhà… đảm bảo được tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng, thiết bị máy móc…
Thước thủy đa dạng kích thước, phạm vi đo và nó được chia làm 2 dạng phổ biến là thước thủy nivo điện tử và cơ khí. Với cách đo nghiêng ta đo góc với 0,1 độ chính xác ở mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang và độ chính xác 0,2 độ ở góc khác.
Ngoài ra, thước thủy còn có khả năng đo bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, đo được tất cả độ tăng, giảm của sườn dốc.
Xem thêm: Thước thủy có mấy loại?
Cấu tạo thước thủy
Thước thủy điện tử và cơ khí đều được làm bằng chất liệu nhôm cao cấp, chính vì thế nó đảm bảo được độ bóng. Ngoài ra, thước thủy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, vậy nên người dùng không cần phải lo lắng thước bị bào mòn hay hoen gỉ khi thường xuyên làm việc ngoài trời.
Thân thước thủy sẽ bao gồm 2 ống thủy tinh có chứa bọt thủy, nằm theo phương thẳng đứng và nằm ngang. Với một số loại sẽ được gắn thêm nam châm vĩnh cửu để có thể sử dụng trong nhiều trường hợp.
Bên trong thước có chứa chất lỏng màu để lại một chút bọt khí. Nhờ mức thăng bằng của bọt thủy trong ống thủy tinh mà có thể dễ dàng xác định được độ cân bằng hay độ nghiêng của mặt phẳng, vật dụng.
Siêu Chợ Cơ Khí hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn đang nghiên cứu hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về thước, có thêm kiến thức về dụng cụ đo lường "Thước thủy" để có thể vận dụng kiến thức vào trong quá trình học tập của mình.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!