Máy uốn sắt từ lâu đã được phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau, nghe đến tên gọi của máy, chắc hẳn ai cũng có thể đoán được công dụng của máy là gì. Tuy nhiên, biết là một chuyện nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu rõ về máy có những công dụng gì, cấu tạo của máy ra sao thì hôm nay, các bạn cùng Siêu Chợ Cơ Khí tìm hiểu về loại máy này nhé.
Máy uốn sắt là gì?
Máy uốn sắt là một loại thiết bị công nghiệp được sử dụng để định hình và uốn nắn những thanh sắt, thép thành các hình dạng nhất định theo mục và yêu cầu đã đề ra. Trong quá trình sản xuất, họ làm ra những thanh sắt có kích thước lớn, theo khuôn để tiết kiệm diện tích chứa và tiện lợi hơn cho việc di chuyển. Sau khi được vận chuyển đến các công trình, các xưởng sản xuất, muốn đúc được thành ra những sản phẩm có kích thước theo yêu cầu và mong muốn thì chúng ta cần pải sử dụng máy uốn sắt để có thể dễ dàng đưa ra những thanh sắt, thép lớn, cứng cáp về đúng hình dạng mà ta cần.
Sự ra đời của máy uốn sắt đã góp phần công sức cực kỳ lớn, giúp những người công nhân có thể tiến hành làm việc một cách thuận lợi, dễ dàng hơn, không phải tốn nhiều công sức và thời gian để mài dũa, uốn nắn những thanh sắt về hình dạng theo yêu cầu. Ngoài ra, máy uốn sắt còn giúp gia tăng năng suất lao động lên cao hơn so với việc làm thủ công bằng tay truyền thống thông thường.
Cấu tạo máy uốn sắt
Để đạt được hiệu quả của việc sử dụng một loại sản phẩm cũng như làm việc với chúng dài lâu thì chắc chắn phải hiểu rõ về cấu tạo của sản phẩm đó. Và sản phẩm máy uốn sắt cũng không phải ngoại lệ. Một chiếc máy uốn được chia ra thành những bộ phận, sắp xếp cân đối, bổ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp máy vận hành tốt, mượt mà mà lại cho ra được kết quả tốt nhất.
Bộ phận mâm uốn
Đối với bộ phận này, mâm quay được đặt mặt trên của máy, làm bằng thép chất lượng có độ bền bỉ tốt, chất lượng cao nên hoàn toàn có thể an tâm với việc mâm uốn hoạt động hiệu quả. Mâm được thiết kế từ các thanh thẳng đứng, chống xuống mặt đất nhằm giữ thăng bằng cho máy. Bộ phận này có khả năng xoay chuyển linh hoạt 360 độ hay có thể nâng cuộn sắt có trọng lượng lên tới 300kg.
Bộ phận điều khiển
Máy hoạt động được phụ thuộc hoàn toàn vào bộ phận điều khiển được lập trình sẵn trên máy, bao gồm chế độ hoạt động tự động hoặc bán tự động nhưng hầu hết các loại máy hiện nay đều được vận hành theo chế độ tự động vô cùng thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Với chế độ tự động, máy hoàn toàn hoạt động phụ thuộc theo bảng điều khiển gắn trên máy. Người dùng chỉ cần nhập các thông số kỹ thuật như: Kích thước, số lượng, thời gian,... vào máy và máy sẽ hoạt động theo như những yêu cầu tại đó. Chế độ này hỗ trợ rất nhiều cho những người vận hành, vô cùng hiệu quả mà lại thuận tiện, đơn giản.
Hệ thống uốn, nắn, duỗi sắt
Hệ thống này bao gồm 6 rulo thép sắp xếp thành 2 hàng song song, tại vị trí ngay trên mâm uốn sắt. Bộ phận này hoạt động được hoàn toàn nhờ sự truyền động hộp số. Hệ thống uốn, nắn, duỗi sắt được lập trình theo yêu cầu từ trước, cho nên, trước khi vận hành, hãy lựa chọn chính xác chế độ cần làm để đạt được hiệu quả nhất định.
Bộ phận thân máy
Thân máy uốn sắt được làm từ chất liệu thép không gỉ dày dặn, có độ cứng nhất định, chịu lực và va đập tốt, độ bền cao và hoàn toàn an toàn tuyệt vời với người sử dụng. Ngoài ra, máy còn hỗ trợ hệ thống chống rung, giúp máy hoạt động mượt mà, êm ái, ổn định, không tạo tiếng ồn gây khó chịu.
Bộ phân bơm và van bơm thủy lực
Bộ phận này bao gồm 2 van 2 đầu và 1 van 1 đầu có nhiệm vụ bơm nhớt, cung cấp nguyên liệu cho máy vận hành bình thường. Thể tích của bơm thủy lực là 16 lít/phút, giúp máy có thể hoạt động được với thời gian uốn, duỗi theo ý. Ngoài ra, hệ thống encoder gồm 600 xung, giúp máy có thể đọc được các thông số yêu cầu đối với sản phẩm cần uốn.
Nguyên lý hoạt động của máy uốn sắt
Bộ phận trực tiếp thực hiện nắn sắt được thiết kế theo các tiêu chuẩn cơ khí đề ra, có khả năng nắn 4 chiều của thanh nguyên liệu mà vẫn đảm bảo được tuổi thọ, cấu trúc và yêu cầu đặt ra cho các thanh sắt thành phẩm.
Khi bắt đầu quá trình thao tác, thanh sắt sẽ được đưa lên tang đỡ, 1 đầu của thanh sắt sẽ được đưa vào khu vực uốn của máy. Động cơ vận hành sẽ truyền động tới các bánh răng thẳng cấp 2 đi qua đai rồi tiếp tục truyền lực tới bánh xe lai thông qua hình xoắn ốc để các đĩa làm việc lắp phía trên trục chính chuyển động, đủ tạo thành momen xoắn trong quá trình uốn.
Người vận hành có thể thay đổi tốc độ uốn sắt bằng cách truyền động đến các bánh răng to, nhỏ khác nhau thông qua bộ điều khiển. Máy có 2 chế độ làm việc là uốn và duỗi thẳng sắt thép. Chiếc máy sử dụng những nguyên liệu chế tạo siêu bền, siêu cứng và chịu được lực tác động, lực ma sát cao. Từ đó đảm bảo hiệu quả và độ bền trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, thiết bị còn tích hợp thêm chức năng cắt, đáp ứng nhu cầu xử lý trong quá trình định hình sắt thép trước khi sử dụng. Nhờ sử dụng máy uốn sắt thép, người lao động sẽ giảm bớt thời gian và công sức khi thực hiện những công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm và đảm bảo độ chính xác của công việc thực hiện.
Chủ sở hữu máy uốn sắt không chỉ đảm bảo được tiến độ công trình đề ra mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công lao động cũng như có thể tái sử dụng chiếc máy này qua nhiều công trình khác nhau.
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về máy uốn sắt. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm cơ khí như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường,... thì liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí nhé.
Ngoài những mặt hàng về cơ khí thì chúng tớ còn có cả các mặt hàng về phụ tùng xe máy, bạn có thể shopping mua hàng cơ khí và cũng tận dụng được thời gian đó để mua thêm phụ tùng xe máy sửa chữa cho chiếc xe yêu quý của mình, tiện quá phải không nào. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!