Là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng trong lắp ghép, thanh ren được sử dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống cũng như trong các hạng mục thi công công trình khác nhau.

Tuy nhiên, nhắc đến thanh ren thì kỳ thực không phải ai cũng hiểu rõ, nhất là những người không am hiểu về bu lông đai ốc cũng như không thuộc lĩnh vực ngành nghề này. Bạn biết gì về thanh ren và đã từng đặt câu hỏi rằng liệu thanh ren có giống như những loại bu lông đai ốc khác đều bị gỉ sét hay không?

Thanh ren có bị gỉ sét không?

Khó có thể đưa ra ngay câu trả lời là “Có” hoặc “ Không” bởi đáp án còn tùy thuộc vào từng mác thép. Với mác thép carbon như C45, C35, Q325, CT3,….hiện tượng han gỉ hoàn toàn xảy ra trên bề mặt kim loại nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Ngày nay, để ngăn cản sự tấn công của nhân tố ăn mòn kim loại, người ta thường lựa chọn công nghệ mạ điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng để xử lý bề mặt các vật tư cơ khí, trong đó có thanh ren. Đặc trưng của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là phủ mộ lớp kẽm có độ dày nhất định lên toàn bộ bề mặt sản phẩm, lớp này ít phản ứng với môi trường nước, hóa chất, môi trường clorua hoặc acid axetic,…giúp sản phẩm đẹp hơn và kéo dài thời gian sử dụng.

Các bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn chất liệu inox để sản xuất thanh ren nếu công trình của bạn là công trình gần biển, nhà máy hóa chất, lọc dầu,…những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt như lò công nghiệp, nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, những công trình yêu cầu độ an toàn – thân thiện như thi công nhà máy dược phẩm, phòng sạch, bệnh viện,…Nhờ những ưu thế vượt trội cả về thẩm mỹ lẫn kháng ăn mòn hóa, thanh ren inox là một giải pháp tuyệt vời nhằm tối ưu chi phí cũng như nâng cao hiệu quả công việc.

Quy trình sản xuất thanh ren

Quy trình sản xuất thanh ren bao gồm các bước:

Bước 1: Sơ chế phôi

Phôi thép sẽ được rút bằng máy rút sắt từ đường kính cơ bản xuống đến đường kính thích hợp để chế tạo thanh ren. Máy rút thép thường có 4 bước và công suất tới 27 Kw.

Bước 2: Cắt phôi theo yêu cầu

Quá trình cắt phôi sẽ được thực hiện trên máy cắt tự động, tự duỗi và cắt thép thành các đoạn.

Máy duỗi và cắt được điều khiển bằng PLC, có khả năng tự duỗi và cắt thành đoạn như đã đặt.

Bước 3: Cán ren (lăn ren)

Trước đây phương pháp tiện được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng của thanh ren cũng không được tốt nên hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp cán ren bởi ren sau cán có thể chịu lực tốt hơn và thời gian sản xuất cũng ngắn hơn.

Thanh ren tại HPT sẽ được cán trên máy cán nhập từ nước ngoài nên luôn có chất lượng và độ hiệu quả cao.

Thanh ren được cán đều, không bị vỡ, bề mặt bóng, ren sâu.

Bước 4: Mạ kẽm thanh ren

Sau khi được sản xuất và trải qua bước cán ren, thanh ren thô có màu đen của thép và được tẩy sạch bằng dung dịch axit loãng trong thời gian 30 phút, sau đó thanh ren sẽ được mạ điện phân và đánh bóng trong thời gian 20 phút.

Cuối cùng, chúng ta được sản phẩm thanh ty ren hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tham khảo bài viết để có được những kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để sở hữu những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!