Đồng hồ đo áp suất được chia làm nhiều loại khác nhau, để sử dụng đúng công việc cần thiết, cũng như phù hợp với những môi trường sử dụng khác nhau. Ta có thể phân loại thiết bị đo áp suất thành ba dạng cơ bản theo dạng áp suất, nguyên lý hoạt động và theo cấp chính xác.

Phân loại theo dạng áp suất :

Tùy vào môi trường thì ta có những loại áp suất sau: áp suất khí quyển, áp suất dư, áp suất âm.

Theo các dạng áp suất cần đo mà người ta sử dụng phương tiện đo khác nhau.

  • Khí áp kế (baromet): đo áp suất khí quyển

  • Áp kế, áp – chân kế, hoặc áp kế chính xác: đo áp suất dư

  • Chân không kế, áp – chân không kế, khí áp kế chân không, và áp kế hút: đo áp âm

  • Áp kế hiệu số: đo áp suất hiệu.

Xem thêm: Top các thương hiệu đồng hồ đo áp suất tốt nhất Việt Nam

Phân loại theo nguyên lý hoạt động:

Đồng hồ đo áp suất kiểu lò xo: Nguyên lý hoạt động của loại thiết bị đo này là dựa vào sự biến dạng đàn hồi của phần tử lò xo dưới tác dụng của áp suất. Độ biến dạng thường được phóng đại nhờ cơ cấu truyền động phóng đại và cũng có thể chuyển đổi thành tín hiệu truyền đi xa

Đồng hồ đo áp suất thiết kế kiểu pittông: Áp kế này dựa vào nguyên lý tải trọng trực tiếp, áp suất đo được sẽ so sánh với áp suất do trọng lượng của pittông và quả cân tạo ra trên tiết diện của pittông đó.

Đồng hồ đo áp suất được làm kiểu chất lỏng: Loại áp kế dựa vào nguyên lý hoạt động thuỷ tĩnh, kết quả đo được đem so sánh với suất của cột chất lỏng có chiều cao tương ứng. Ví dụ áp kế thuỷ ngân, áp kế chữ U, áp chân không, áp kế bình hoặc áp kế bình với ống nghiêng có góc nghiêng cố định hay thay đổi,…

Đồng hồ đo áp suất kiểu nguyên lý điện: Với sự phát triển của điện lực thì loại áp kế này dựa vào sự thay đổi tính chất điện của các vật liệu dưới tác dụng của áp suất. Áp kế dựa vào sự thay đổi điện trở gọi là áp kế điện trở hay theo tên của loại dây dẫn. Ví dụ áp kế điện trở manganin. Áp kế dùng hiệu ứng áp điện gọi là áp kế điện. Ví dụ muối sec-nhéc, tuamalin, thạch anh

Đồng hồ đo áp suất tổng hợp kiểu liên hợp: Áp kế này là một kiểu áp kế phức tạp, sử dụng nhiều nguyên lý khác nhau kết hợp lại để tạo nên một loại áp kế liên hợp. Ví dụ: một áp kế vừa làm việc theo nguyên lý cơ, vừa làm việc theo nguyên lý điện.

Phân loại theo cấp chính xác:

Đồng hồ áp suất dùng vào các mục đích khác nhau đều được phân loại theo cấp chính xác. Đối với áp kế lò xo hay hiện số, cấp chính xác được ký hiệu bằng một chữ số thập phân tương ứng với độ lớn của giới hạn sai số cho phép biểu thị theo phần trăm giá trị đo lớn nhất, ví dụ: áp kế lò xo cấp chính xác 2,5, phạm vi đo 100 bar thì sai số cho phép là 2,5 bar

Đối với áp kế pittông hoặc chất lỏng thì sai số này được tính theo phần trăm giá trị tại điểm đo. Ví dụ: áp kế píttông 3DP 50, có phạm vi đo (1-50) bar, cấp chính xác 0,1, sai số cho phép lớn nhất tại điểm đo 15 bar sẽ là 0,015 bar và tại 50 bar là 0.05 bar.

Sau đây là các cấp chính xác của các thiết bị đo áp suất được quy định: 0,0005; 0,005; 0,02; 0,16; 0,20; 0,25; 0,4; 0,5; 1; 0,05; 0,1; 1,6; 2,5; 4; 6; và  0,6; 1; 1,6; 2; 2,5; 4; 6. 0,0005; 0,01; 0,02; 0,05; 0,1; 0,2

Như vậy, thông qua những chia sẻ về cách phân loại các dòng đồng hồ đo áp suất mà Siêu Chợ Cơ KhÍ đã trình bày ở trên, mong rằng các bạn sẽ có thể chọn được loại đồng hồ áp suất phù hợp với mục đích  và môi trường sử dụng của mình.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!