Găng tay chống cắt không có nghĩa là không bị đứt, bị rách. Mỗi găng tay sẽ có độ chống cắt khác nhau, việc chịu chống cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngoại lực tác động, hướng cắt, kiểu cắt,…

Những lưu ý khi sử dụng bao tay chống cắt

Nhớ rằng găng tay chống cắt chỉ có tác dụng bảo vệ 1 phần giúp bảo vệ tay bạn khỏi vật nhọn, cạnh sắt làm đứt tay khi làm những công việc trong ngành nhôm kính, sắt thép, thủy tinh,…

Khuyến cáo: Không mang găng tay khi làm việc với các loại máy mang tính chất cuốn (quay tròn) như cưa máy chạy bằng điện, máy xẻ, máy khoan,…

Chọn đúng kích thước tay

Nên chọn loại găng tay kích cỡ vừa vặn với bàn tay, không nên đeo găng tay quá rông hoặc quá chật. Găng quá rộng có vẻ thoải mái nhưng khó thao tác. Găng tay quá chật khiến “máu tay” không lưu thông được. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt.

Kiểm tra găng tay trước khi đeo

Nên giũ sơ găng trước khi đeo. Tránh trường hợp có dị vật hoặc sâu bọ, côn trùng ẩn trong găng. Đeo găng vào và  kiểm tra xem chúng có bị ránh, lủng chỗ nào không.

Không chủ quan

Găng tay bảo hộ chống cắt không có nghĩa là bảo vệ đến mức cắt không bao giờ đứt. Vậy nên đừng có dại dột mà xông pha ra trước lưỡi cưa điện máy cưa, máy cắt, máy khoan,… rồi hỏi sao tay mình không còn nha

Vệ sinh găng tay

Đa phần găng tay bảo hộ chống cắt đều có thể vệ sinh bằng nước ấm pha xà phòng nhẹ. Làm sạch găng tay, và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thay mới sau 1 khoảng thời gian sử dụng

Mặc dù bạn thấy vẫn chưa rách nhưng theo thời gian, vật liệu bị lão hóa dưỡi tác dụng lực. Cũng như mài mòn trong quá trình làm việc khiến độ chống cắt của găng không còn như xưa. Nếu có điều kiện, bạn nên thay găng tay bảo hộ 6 tháng/lần.

Tham khảo bài viết để có được những kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để sở hữu những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!