Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Kìm khác nhau, để phân biệt được chúng dùng với mục đích gì, trong hoàn cảnh nào thì theo chân chúng tớ tìm hiểu kỹ hơn về chức năng cũng như cách ứng dụng phù hợp cho từng loại nhé!
1. KÌM BẤM (KÌM CHẾT)
Kìm bấm chết hay còn gọi là kìm chết dùng để kẹp hoặc giữ chặt vật cần kẹp, Kìm chết không dùng để vặn đai ốc hay xiết bu long, vì khi vặn ốc kìm chết sẽ là hư đầu đai ốc.
Cấu tạo của kìm chết là có tay cầm, ngàm kìm có nút điều chỉnh phù hợp với vật càn kẹp và chế độ khóa lại giúp cho việc kẹp, giữ chặt vật càn kẹp. Ngàm của kìm chết có rất nhiều loại như: thông thường, mỏ dẹp, mỏ vịt, bán nguyệt, một ngàm cong, hình tam giác,…
Tùy theo hình dạng, kích thước của vật cần kẹp mà bạn có thể lựa chọn một kìm chết thích hợp với công việc sửa chữa hãy lắp đặt điện nước. Ví dụ kìm chết hình dẹp dùng để kẹp tấm tôn, thép, kìm chết ngàm song song dùng để kẹp phôi, kìm chết ngàm cong dùng để kẹp phôi và thanh….
Kìm bấm chết có 4 loại phổ biến hiện nay:
Kìm bấm chết mỏ cong, kìm bấm chết mỏ nhọn, kìm bấm chết mỏ dẹo, kìm bấm chết chữ C
Hình ảnh tham khảo: Kìm bấm chết
2. KÌM RĂNG (KÌM BẰNG)
Đây cũng là loại kìm được sử dụng phổ biến, thường được dùng để cắt những sợi dây điện lớn hay sợi dây thép. Với cấu tạo nhỏ gọn giúp cho việc mang đi lại trở nên dễ dàng hơn.
Tay cầm của kìm có mấu hãm chống tuột tay về đầu kìm. Đầu kìm gồm 3 khe, 1 khe để cắt và 2 khe để tuốt. Thường được dùng để cắt, kẹp, giữ, tuốt dây thép, dây điện, đinh.
Hình ảnh tham khảo: Kìm răng
3. KÌM NHỌN
Kìm nhọn hay kìm mỏ nhọn dùng để kẹp, giữ hay quấn các vật dụng nhỏ trong không gian hẹp mà những dụng cụ cầm tay khác không làm được.
Kìm mỏ nhọn rất tiện lợi trong việc quấn những sợi dây điện, dây thép, dây đồng,… được dụng trong ngành điện, cơ khí và xây dựng.
Hình ảnh tham khảo: Kìm nhọn
4. KÌM CẮT (KÌM ĐIỆN)
Kìm cắt (Diagonal cutting pliers) hay còn gọi là kìm cắt chéo. Kìm cắt chéo được sử dụng để cắt dây và ghim nhỏ ở những khu vực mà các dụng cụ cắt lớn hơn không thể chạm tới. Bởi vì các cạnh cắt lệch nhau theo đường chéo khoảng 15 độ, chúng có thể cắt các vật thể bằng phẳng với một bề mặt.
Kìm cắt thường được sử dụng để cắt tuốt hoặc cắt vỏ đây điện, vỏ dây cáp hoặc cắt da thuộc và nhiều mục đích sử dụng khác. Nhờ đó kiềm cắt thường được sử dụng nhiều trong ngành điện tử, viễn thông hoặc thủ công làm đồ da,…
Hình ảnh tham khảo: Kìm cắt
5. KÌM CỘNG LỰC
Kìm cộng lực (còn được gọi là máy cắt bu lông) là công cụ cắt cầm tay hạng nặng, có thể thoải mái cắt xuyên qua các vật kim loại cứng như xích, bu lông, dây, thanh và khóa móc. Chúng thường có tay cầm dài và lưỡi ngắn.
Kìm cộng lực là một công cụ cơ khí cầm tay sử dụng với nguyên lý cộng lực, cho khả năng cắt uốn những vật liệu có độ cứng vừa phải cho đến một số kim loại siêu cứng như: sắt, thép, thiếc, đồng….
Cấu tạo của kìm cộng lực dựa trên nguyên lý kiểu đòn bẩy với lưỡi cắt nhỏ và hai tay cầm dài để tạo lực cắt lớn.
Hình ảnh tham khảo: Kìm cộng lực
6. KÌM ĐA NĂNG
Kìm đa năng hay còn gọi là kìm mỏ bằng kìm mỏ bằng là loại kìm sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại kìm.
Kìm mỏ bằng được dùng để cắt, bấm, kéo, vặn, xiết, tuốt dây, kẹp,… các vật nhỏ nên rất tiện dụng. Trong ngành điện gọi kìm mỏ bằng là kìm điện hay kìm thợ điện vì mỗi người thợ điện đều phải có ít nhất một kìm điện để làm việc.
Hình ảnh tham khảo: Kìm đa năng
7. KÌM TUỐT DÂY
Đây là sản phẩm có công dụng hữu ích và cần thiết phải có trong tủ đồ của mỗi gia đình. Kìm tuốt dây có thể tuốt dây điện với lõi 0.2-6mm, cắt dây, bấm đầy. Kìm có thể tuôt 1 lõi hoặc nhiều lõi, tuốt đầu dây hoặc giữa dây.
Sản phẩm được cấu tạo với 2 gọng kìm độ bám lớn , sản phẩm giúp tuốt phần vỏ dây cực ngọt và dễ dàng mà không cần dao kéo hay đốt lửa như trước.
Hình ảnh tham khảo: Kìm tuốt dây
8. KÌM CẮT MÉP
Có hình dạng như một chiếc càng cua, nên còn được gọi là kìm càng cua. Chúng ta thường ít gặp loại kìm này ở các hộ gia đình. Nhưng loại kìm này vẫn được sử dụng thuyên xuyên đối với những cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu sửa chữa điện cao.
Kìm càng cua là sản phẩm chất lượng cao được sử dụng để cắt dây kim loại đồng, kẽm,…Ngoài việc sử dụng để sửa chữa điện trong gia đình, loại dụng cụ này con được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp, sửa chữa… giúp bạn hoàn thành công việc đạt năng suất và thuận tiện hơn.
Hình ảnh tham khảo: Kìm cắt mép
Hy vọng với những thông tin mà Siêu Chợ Cơ Khí cung cấp trong bài viết này thì các bạn đã có thêm hiểu biết về các loại kìm có trên thị trường. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một chiếc kìm phù hợp với nhu cầu và công việc của mình nhé!
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!