Tính năng găng tay chống dầu
-
Mẫu mã đa dạng: có nhiều màu sắc, kích thước để bạn lựa chọn
-
Khả năng chống thấm dầu, chống hóa chất tốt: sử dụng vật liệu cao su, có độ dày cao, giúp chống lại các loại dầu nhớt, hóa chất, axit, nước,…rất tốt
-
Độ bền cao: Có độ bền bỉ theo thời gian nhờ sản phẩm có tính co giãn tốt và được làm bằng cao su dày trên 0.38mm, không bị rách móc và hỏng như các loại găng tay cao su thông thường.
-
Có độ an toàn cao: Mặc dù sử dụng nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, những không chứa các protein gây dị ứng, không hại cho da tay, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
-
Thoải mái dễ sử dụng: Thiết kế với kiểu dáng vừa vặn một cách tự nhiên, tạo sự dễ chịu khi sử dụng. Trên bề mặt tay được phủ một lớp nhám, giúp việc cầm nắm chắc chắn và không bị trơn trượt.
-
Tính ứng dụng cao: Được sử dụng phổ biến với nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ luyện kim, công nghiệp ô tô, nhà nguyên cứu sinh, ngành lọc hóa đầu, nơi xử lí hóa chất,…
Một số loại găng tay chống dầu phổ biến:
Đối với mỗi một ngành nghề lao động, chúng ta cần trang bị đúng loại găng tay phù hợp, do đó găng tay chống dầu cũng được sản xuất với nhiều loại vật liệu khác nhau:
-
Găng tay butyl: Cao su Butyl (IIR) là copolymer của isobutylene và một lượng nhỏ isoprene. Đặc trưng của dòng này là có tính không thấm khí và hơi nước tốt, được ứng dụng như một lớp ngăn không khí giúp công nhân làm việc tốt hơn, nhất là khi xử lý các hợp chất độc hại gây nguy hiểm.
-
Găng tay latex: Đây là dòng găng tay cao su được làm từ mủ cao su thiên nhiên có độ co giãn tốt, độ bền cao, linh hoạt kết hợp với các công nghệ chống hóa chất để giúp bảo vệ đôi tay người lao động tốt hơn, được ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Chúng có thể bảo vệ da trước acid, kiềm, muối…
-
Găng tay nitrile: Đây là găng tay được làm từ polymer, có thể chống các dung môi clo hóa, xăng, mỡ, acid, bazo… Tuy nhiên với các tác nhân oxy hóa mạnh, ketone, acetate, dung môi chứa chất thơm thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.
-
Găng tay Neoprene: Đây là găng tay làm từ cao su tổng hợp, chúng có thể bảo vệ da tay trước chất lỏng thủy lực, kiềm, peroxit, hydrocacbon…
Lưu ý khi dùng găng tay chống dầu
Việc sử dụng găng tay chống dầu đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn, cũng như giúp sử dụng găng tay được lâu hơn. Hãy tham khảo một số hướng dẫn sau để sử dụng găng tay chống dầu đúng cách:
-
Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm
-
Rửa tay sạch và làm khô tay trước khi đeo găng
-
Kiểm tra và chọn loại găng tay vừa với size tay của mình
-
Đeo một lớp găng tay lót bên trong (nếu cần hoặc bắt buộc)
-
Kiểm tra thật kỹ xem găng tay sắp mang có bị lỗi, lủng, rách hay hư hỏng, thiếu an toàn không
-
Đeo găng vào tay bằng cách: xắn cổ tay áo bảo hộ lên trên – từ từ đeo găng vào tay, đảm bảo găng tay vừa vặn với bàn tay – kéo cổ tay áo về lại vị trí ban đầu, đeo thêm vòng kẹp găng tay hoặc dán băng keo chống thấm, không cho chất độc hại chảy ngược vào trong
-
Kiểm tra lại găng vừa đeo, đảm bảo găng tay vừa khít cho cả ngón tay và bàn tay. Thực hiện tương tự với găng còn lại, cho tay còn lại.
Tham khảo bài viết để có được những kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để rinh về những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!