Ngày lễ Giáng sinh -  Ông già Noel đã không còn xa lạ gì với tất cả mọi người nữa đặc biệt là đối với các bạn nhỏ trên thế giới. Ông già Noel còn được biết đến với cái tên Santa Claus, Thánh Nicholas, Thánh Nick, Cha Giáng sinh, Kris Kringle, Santy hay đơn giản là Santa. Với hình ảnh quen thuộc bộ trang phục màu đỏ, râu tóc bạc trắng cưỡi trên cỗ xe tuyết được kéo bởi các chú tuần lộc kèm theo là túi quà dành cho những đứa trẻ ngoan.

Lễ Giáng sinh là dịp để mọi người quây quần, trao quà và thể hiện tình yêu thương. Mặc dù ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ai cũng biết tất cả về ngày lễ đặc biệt này. Dưới đây là những sự thật thú vị về ngày Giáng sinh.

Ý nghĩa lễ giáng sinh

Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.

Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noel…

Với vị thế ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em: Một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ”Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế” - đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noel cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…

Noel được tổ chức vào ngày nào

Mặc dù Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm thời khắc Chúa Jesus ra đời, nhưng ngày 25/12 chưa từng được đề cập đến trong Kinh Thánh. Hầu hết các sử gia đều tin rằng Chúa Jesus sinh vào mùa xuân. Mãi đến thế kỷ thứ 3, ngày này mới được chọn làm ngày lễ chính thức. Nhiều nghiên cứu cho rằng nó được chọn vì trùng với lễ hội của Saturnalia – ngày lễ thần nông Saturn, với những buổi tiệc kéo dài và mọi người thường tặng quà cho nhau.

Tại sao ông già Noel lại mặc đồ đỏ

Năm 1930, CocaCola đã chọn Ông già Noel làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo mùa Giáng Sinh năm đó của hãng. Thời điểm đấy, Ông già Noel chưa thực sự nổi tiếng. Để quảng bá thương hiệu, CocaCola tạo nên một Ông già Noel mặc áo đỏ, màu truyền thống của hãng, vui vẻ cầm trên tay chai CocaCola.

Thật không ngờ, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ủng hộ hơn. Và cứ thế, năm này qua năm khác, CocaCola lại tiếp tục duy trì và đánh bóng một hình ảnh Ông già Noel mặc áo đỏ trắng. Sau đó, nhiều sản phẩm khác cũng ăn theo, bắt chước hình mẫu của CocaCola. Nhờ có vậy mà Ông già Noel càng thêm nổi tiếng và bộ đồ màu đỏ cứ thế ăn sâu vào lòng mọi người. Nhưng thực tế bộ quần áo màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ 4.

 

Tại sao ông già Noel lại có tên là “Santa Claus”

Trong tiếng Anh, cái tên Stanta Claus là một cách phát âm theo giọng Mỹ từ một từ là Sinterklaas trong tiếng Hà Lan. Và cái tên Sinterklass hay Sint-Nicolas thực ra là những cái tên liên quan tới Thánh Nicolas.

Thánh Nicholas là một vị thánh chuyên bảo trợ cho trẻ em, vì vậy khi bạn gọi ông già Noel là Santa Claus thật ra bạn đang gọi nhân vật có nguồn gốc từ vị thánh này.

Dù có bao nhiêu chuyện kỳ lạ và bao nhiêu phiên bản ông già Noel khác nữa trên thế giới thì điểm chung nhất của mọi người cũng là tin tưởng rằng ông già Noel rất tốt bụng, trên hết ông luôn cắp theo túi quà để tặng cho trẻ con khắp thế giới này.

Sự ra đời của cây Thông

Một truyền thống khác cũng bắt nguồn từ lễ hội Saturnalia là cây Giáng sinh. Trong ngày Đông chí, những cành cây được phân phát như một lời nhắc nhở về mùa Xuân, và đó chính là nguồn gốc đầu tiên của cây Giáng sinh. Người Đức là những người đầu tiên mang cây xanh vào nhà và trang trí cho chúng. Những năm 1830s, chúng bắt đầu du nhập vào Hoa Kỳ, nhưng phải đến năm 1848, khi Hoàng tử nước Đức Albert tự trang trí một cây thông cho các con và vợ của ông – Nữ hoàng Anh Victoria – thì việc trang trí cây Giáng sinh mới thực sự trở thành một nghi thức truyền thống.

Những sắc màu truyền thống của Lễ Giáng Sinh không phải là màu trắng.

Hầu hết mọi người đều không biết 3 màu truyền thống của Giáng là gi? Ai cũng nghĩ màu trắng của tuyết là màu của giáng sinh. nhưng đó lại không phải như thế. 3 màu truyền thống của Giáng Sinh là xanh lục, đỏ và vàng kim. Màu xanh lục tượng trưng cho sự sống và tái sinh. Màu đỏ tượng trưng cho máu của Người cũng như màu của quả táo mà Eva ăn trước khi bà và Adam bị trục xuất khỏi vườn địa đàng. Vàng kim tượng trưng cho ánh sáng tâm linh sáng chói mà chúa Jesus mang đến khi sinh ra và hồi sinh.

Đoàn tuần lộc của ông già Noel đều là “Cái”

Những hình ảnh tượng trưng về đoàn tuần lộc của ông già Noel đều thấy có sự xuất hiện của nhiều nhánh sừng trên đầu.Theo nghiên cứu, những con tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông trong khi những con cái thì không như vậy. Do đó, khả năng cao những con tuần lộc trong đoàn kéo của ông già Noel đều là những con cái.

Biểu tượng giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Ngôi sao Giáng sinh

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đem Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Tặng quà trong những chiếc bít Tất

Đêm Noel, trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Tại sao lại thế nhỉ? (Tất khá dơ mà!). Chuyện kể rằng lúc còn sống thánh Nicolas (sau này là ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà.

Cây tầm gửi và cây ô rô (Holly)

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.

Những người dân ở bán đảo Scandinavia cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này. Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Hang đá và máng cỏ

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethlehem.

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Jingle Bells là bài hát của lễ tạ ơn

Lames Lord Pierpont, một người chơi đàn organ đến từ Savannah, Georgia, lần đầu tiên trình diễn bài hát do anh sáng tác “The One Horse Open Sleigh” tại buổi hòa nhạc của lễ Tạ ơn ở nhà thờ. Bài hát được tái bản vào năm 1857 và có tên là Jingle Bells. Đây cũng là bài hát đầu tiên được phát trong không gian bởi phi hành đoàn Gemini 6 vào ngày 16/12/1965.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức thú vị về mùa lễ Giáng sinh. Chúc bạn đọc có một mùa lễ Giáng sinh ấm áp bên gia đình và người thân. Đừng quên theo dõi bài viết hằng ngày nhé!

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!