Ampe kìm có nguyên lý hoạt động ra sao? Thực tế, nguyên lý hoạt động của ampe kìm khá đơn giản. Tuy nhiên, nó có sự khác nhau khi đo dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Để giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của ampe kìm thế nào thì chúng ta cũng cần dựa vào hoạt động của thiết bị này khi đo dòng điện 1 chiều hay xoay chiều.

Nguyên lý hoạt động của ampe kìm đo dòng điện 1 chiều

Đối với dòng điện 1 chiều (DC) khi hoạt động từ trường sinh ra không biến thiên. Nên khi sử dụng ampe kìm để đo chúng ta dựa trên hiệu ứng và cảm biến Hall (thiết bị để đo cường độ của từ trường) để tính toán ra thông số dòng điện 1 chiều trong mạch.

Xem thêm: Ampe kìm là gì? Cấu tạo và tính năng của ampe kìm

 

Nguyên lý hoạt động của ampe kìm đo dòng điện xoay chiều

Đối với dòng điện xoay chiều (AC) thì nguyên lý hoạt động của ampe kìm đơn giản hơn. Lúc này ampe kim hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Phần vỏ của kìm kẹp của ampe kìm có 1 cuộn dây quấn quanh khung sắt. Phần kẹp kìm quanh dây dẫn có thể đo được độ biến thiên trong mạch. Từ đó có chúng ta có thể đánh giá được thông số trong dòng điện trong mạch.

Dựa vào nguyên lý hoạt động này, ampe kìm có thể giúp đo dòng điện một cách nhanh, chính xác, an toàn mà không phải kết nối trực tiếp vào mạch điện. Nhìn chung, ampe kế sử dụng hàm để tìm ra từ trường của dây dẫn, hoạt động dựa trên 1 khung sắt nhạy cảm, giúp đọc được thông số dòng điện.

Lưu ý khi sử dụng ampe kìm:

  • Mắc chốt (+) của ampe về phía cực dương của nguồn điện.

  • Không được mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kìm vào 2 cực của nguồn điện.

  • Điều chỉnh kim chỉ thị đúng chính xác tại vạch số 0.

  • Đặt mắt đọc theo đúng vị trí.

Vậy là các bạn cũng đã biết được nguyên lý hoạt động của Ampe kìm hoạt động như thế nào rồi đó. Nếu bạn đang muốn tìm mua ampe kìm hay bất kỳ sản phẩm nào liên quan tới ngành cơ khí thì tham khảo tại Sàn thương mại Siêu Chợ Cơ Khí nhé.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!