Cấu tạo của máy đo khoảng cách

Thông thường cấu tạo máy đo khoảng cách laser sẽ bao gồm bộ phận ngắm, bộ phận phát xung tia laser, bộ phận màn hình và các phím chức năng. Một số model cũng đi kèm chân máy để thuận tiện làm việc ở nhiều địa hình khác nhau.

Tùy theo loại máy đo laser mà sẽ có cấu tạo khác biệt tuy nhiên về cơ bản đều đi kèm theo chùm tia, có khả năng chiếu ở những phạm vi nhất định.

Thiết bị sử dụng nguồn năng lượng từ pin để hoạt động, có khả năng làm việc trong nhiều giờ liên tiếp.

 

1- Bộ nhận laser 

2- Bộ phát laser 

3- Màn hình hiển thị

4- Bọt nước cân bằng ngang

5- Nút bật nguồn/ đo

6- Nút -/ thay đổi đơn vị

7- Nút xóa/ thoát/ tắt nguồn

8- Bọt nước cân bằng dọc

9- Nút cộng/ thay đổi điểm tham chiếu

10- Nút chức năng/ bật tắt âm thanh

11- Ngăn pin

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách MS

Nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách

Máy đo khoảng cách laser hoạt động dựa trên nguyên lý sự phản xạ tia laser. Cụ thể, tia laser sẽ chiếu từ điểm này đến điểm khác với một bật cản sẽ đem lại sự phản hồi từ đó thời gian phát đi tín hiệu được nhân với vận tốc lan truyền để tính khoảng cách.

Sản phẩm có thể đo được khoảng cách lên đến 20km, cho khả năng ứng dụng cao, giúp bạn chỉ cần đứng yên cũng có thể đạt được kết quả như mong muốn. Thiết bị đo chính xác có cấu tạo bao gồm ngắm, bộ phận phát xung tia laser, chân máy, bộ phận màn hình và bàn phím. Bên cạnh đó, một số máy đo laser cũng đi kèm chân máy và pin như Máy Bosch GLM100C giúp thiết bị hoạt động bền bỉ, trơn tru hơn.

Một số máy đo khoảng cách có thể điều chỉnh riêng nhưng hầu hết đều tập trung theo chùm tia laser. Thiết kế tinh tế, nhỏ gọn, sản phẩm được dùng nhiều trong các công trình xây dựng, thiết kế thi công nội thất….

Siêu Chợ Cơ Khí hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn đang trong quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về máy đo khoảng cách. Nếu các bạn đang có dự định mua một chiếc máy đo khoảng cách thì tham khảo ở Siêu Chợ Cơ Khí nhé.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!