Công nghệ đánh bóng kim loại đang ngày càng phổ biến, các vật liệu hỗ trợ đánh bóng vì thế cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, sáp đánh bóng đã trở thành một trong những sản phẩm có vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc đánh bóng. Chính vì vậy, người dùng cần trang bị kiến thức nhất định để phát huy hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Sáp đánh bóng chia thành mấy loại?

Hiện nay, căn cứ theo công dụng, người ta chia sáp đánh bóng thành hai loại là sáp đánh phá và sáp đánh mịn.

- Sáp đánh phá (bước thô): là loại sáp được sử dụng cho công đoạn đánh thô bề mặt sản phẩm, tạo bề mặt nhẵn, mịn để chuẩn bị cho công đoạn đánh bóng. Bước đánh thô này rất quan trọng,  bề mặt sản phẩm muốn bóng sáng phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn đánh thô này.

Sáp đánh phá có nhiều loại nhưng thường quy ước bằng màu nâu, để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình xử lý, nên lựa chọn loại sáp phù hợp với từng mức độ thô ráp của bề mặt sản phẩm và chất liệu của sản phẩm.

- Sáp đánh mịn (bước trung): là loại sáp chuyên dụng cho công đoạn đánh mịn, bóng bề măt sản phẩm. Sau khi đánh phá, người ta thường sử dụng loại sáp đánh bóng này.

- Sáp đánh bóng (bước tinh): Là loại sáp được sử dụng ở bước cuối cùng trong việc gia công đánh bóng bề mặt kim loại, thường được kết hợp với bánh vải để xử lý lại bề mặt cho bóng sáng.

Bên cạnh đó sáp đánh bóng còn phân chia dạng cứng và dạng nước:

Dạng cứng: dạng viên hình khối, dùng thủ công, bôi lên quả mài.

Dạng nước: dùng cho máy tự động, phun lên sản phẩm hoặc quả mài khi máy chạy.

Cách lựa chọn sáp đánh bóng kim loại

Sáp đánh bóng kim loại là chất xúc tác trong việc đánh bóng kim loại nên người dùng cần phải hiểu rõ nhu cầu đánh bóng của mình để sử dụng loại sáp đánh bóng kim loại phù hợp với vật liệu cần đánh bóng.

Thực tế cho thấy cần thử nghiệm trực tiếp để có thể kiểm tra bề mặt, chọn loại sáp phù hợp để đạt được nhu cầu như mong muốn.

Một vài lưu ý để sử dụng sáp đánh bóng hiệu quả

Khi đã chọn được loại sáp đánh bóng kim loại đúng theo yêu cầu của bề mặt đánh bóng, bước vào quá trình sử dụng với bánh mài, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Để bôi sáp lên bề mặt bánh mài, cần để cho máy mài chạy ổn định sau đó mới  đưa sáp tiếp xúc bề mặt bánh mài đang quay.

  • Đảm bảo siết chặt ốc cố định bánh mài tránh tình trạng bánh dừng quay đột ngột khi xử lý bề mặt sản phẩm

  • Chỉ nên cho một lượng vừa đủ sáp lên bề mặt bánh mài (theo kinh nghiệm sản xuất)

  • Đeo găng tay khi thao tác vì khi xử lý sản phẩm sẽ sinh nhiệt, tránh bị bỏng tay

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm cơ khí như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường, máy cầm tay,... thì liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí. Ngoài những mặt hàng về cơ khí thì chúng tớ còn có cả các mặt hàng về phụ tùng xe máy, bạn có thể shopping mua hàng cơ khí và cũng tận dụng được thời gian đó để mua thêm phụ tùng xe máy sửa chữa cho chiếc xe yêu quý của mình, tiện quá phải không nào. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!