Vai trò của lơ đánh bóng kim loại trong việc đánh bóng
Lơ đánh bóng là dung môi được ứng dụng phổ biến trong quá trình đánh bóng bề mặt sản phẩm kim loại. Lơ tạo ra các hạt ma sát giúp bề mặt sản phẩm đồng đều hơn cả về độ mịn lẫn độ bóng. Ngoài hỗ trợ đánh bóng, lơ còn có tác dụng giảm nhiệt và tránh cháy đen bề mặt kim loại trong quá trình ma sát.
Lơ đánh bóng không sử dụng riêng lẻ mà được dùng kết hợp cùng với các thiết bị máy móc và vật liệu mài mòn. Nhiệm vụ chính của lơ sáp là hỗ trợ tăng hiệu quả cho các vật liệu mài cũng như máy mài tự động. Thiếu lơ sáp, bề mặt sản phẩm cần đánh bóng khó đạt được độ nhẵn bóng theo yêu cầu.
Các dạng lơ đánh bóng kim loại phổ biến
Có thể phân loại lơ đánh bóng ra thành hai dạng chính là sáp đánh bóng dạng thanh chữ nhật và lơ nước dạng sệt đựng trong thùng nhựa. Sáp đánh bóng được phết thủ công lên bề mặt bánh mài. Lơ nước được đổ trực tiếp vào máy phun lơ tự động.
Lơ đánh bóng dạng nước
Sáp đánh bóng hình chữ nhật
So với lơ sáp thì lơ nước sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đó là tiết kiệm chi phí thuê nhân công đánh bóng cũng như thời gian đánh bóng. Lơ nước vừa có thể kết hợp đánh bóng bán tự động vừa đánh bóng tự động, trong khi lơ sáp chỉ có thể đánh bóng bán tự động với các loại máy mài cơ. Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn sử dụng lơ nước để đánh bóng thay vì lơ sáp dạng thanh để nâng cao hiệu suất lao động.
Hướng dẫn sử dụng hiệu quả sản phẩm lơ đánh bóng kim loại
Lơ đánh bóng có thể dùng cho cả ba giai đoạn đánh bóng thô, đánh bóng trung và đánh bóng tinh. Trong mỗi giai đoạn lại có từng sản phẩm sáp đánh bóng phù hợp.
Sáp đánh bóng dạng thanh chữ nhật có những màu sắc cơ bản như nâu, trắng và xanh. Trong đó, sáp đánh bóng màu nâu dùng cho giai đoạn đánh bóng thô, trắng dùng cho đánh bóng trung và xanh dùng cho đánh bóng tinh.
-
Đánh bóng thô: Sáp nâu dùng kết hợp với nhám giáp và máy mài đai nhám để xử lý các khiếm khuyết như cạnh bavia, nốt sần, vết gờ… trên bề mặt sản phẩm kim loại.
-
Đánh bóng trung: Sáp trắng dùng kết hợp với bánh nỉ, bánh xơ dừa và máy mài hai đầu trục để xử lý các vết xước, tăng độ mịn cũng như độ bóng cho bề mặt sản phẩm kim loại lên mức trung bình.
-
Đánh bóng tinh: Sáp xanh dùng kết hợp với bánh vải và máy mài hai đầu trục, tăng độ mịn và độ bóng của bề mặt sản phẩm lên mức cao nhất là bóng gương.
Lơ nước đánh bóng được phân chia theo cỡ hạt gồm cỡ hạt thô, cỡ hạt trung và cỡ hạt tinh. Lơ nước cỡ hạt thô dùng với đá mài hoặc nhám giáp để mài phá bề mặt. Lơ nước cỡ hạt trung dùng với bi thép/bi inox hoặc bánh nỉ, xơ dừa. Lơ nước cỡ hạt tinh dùng với bánh vải tạo độ bóng gương. Đồng thời, cả ba cỡ hạt đều sử dụng được với máy phun lơ tự động.
Lưu ý:
-
Trong quá trình sử dụng lơ đánh bóng kim loại, người công nhân bắt buộc phải đeo găng tay và mặc đồ bảo hộ lao động để tránh bị bỏng và bị thương.
-
Cần lựa chọn và tính toán loại lơ cũng như lượng lơ phù hợp khi sử dụng để đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí.
Như vậy, bạn cũng đã biết được lơ đánh bóng là sản phẩm như thế nào và công dụng của nó ra sao rồi đấy. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sáp đánh bóng hay các sản phẩm cơ khí như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường, máy cầm tay,... thì liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí.
Ngoài những mặt hàng về cơ khí thì chúng tớ còn có cả các mặt hàng về phụ tùng xe máy, bạn có thể shopping mua hàng cơ khí và cũng tận dụng được thời gian đó để mua thêm phụ tùng xe máy sửa chữa cho chiếc xe yêu quý của mình, tiện quá phải không nào. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!