Trong bài viết này, Siêu Chợ Cơ Khí sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy uốn sắt điện 1 pha (220V), nhằm giúp bạn sử dụng máy được hiệu quả và tránh các rủi ro, hư hỏng không đáng có trong suốt quá trình sử dụng.
Cách đấu điện cho máy
Máy sử dụng điện 220V thông dụng và trên máy đã được đấu sẵn phít cắm bạn chỉ cần cắm vào ổ nguồn là có thể dùng được.
Cái bạn cần lưu ý ở đây là nguồn cấp điện cho máy, nguồn điện phải ổn định, dòng điện không quá yếu. Vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng uốn của máy. Đặc biệt là các trường hợp dây nguồn kéo đến máy quá dài, dẫn đến nguồn điện yếu và làm cho máy uốn yếu đi.
Kiểm tra máy trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng bạn cần kiểm tra các vấn đề sau để đảm bảo an toàn.
- Dây nguồn có bị đứt hay xước không, tránh trường hợp bị rò điện.
- Đường duy chuyển của lô động có bị vật cứng cản trở không, vì trong quá trình vận chuyển hay đặt trong kho nhiều khi sẽ bị các vận cứng rơi vào.
- Vị trí đặt máy phải được bằng phẳng, tránh trường hợp địa hình bị lồi lỗm, cấn vào thắng phía dưới máy.
Cách chỉnh góc uốn và các quả lô uốn
- Các dòng máy uốn sắt 1 pha uốn được các góc từ 0 - 180 độ, chỉnh góc theo nhu cầu sử dụng bằng cách điều chỉnh kim trên thanh chỉnh gốc đến vị trí góc độ phù hợp và cố định lại.
- Trên máy uốn 1 pha sẽ có 02 bộ lô uốn, bộ lớn dùng để bẻ đai sắt nhỏ từ phi 6 - 12, bộ nhỏ dùng để uốn các loại sắt lớn từ phi 14 - 32. Bạn chỉ cần thay bộ lô tường ứng cho nhu cầu uốn vào mặt máy.
Uốn tối đa và uốn đồng thời
Tùy vào dòng máy uốn D16, D25 hay D32 mà sẽ có khả năng uốn tối đa và uốn đồng thời khác nhau. Bạn cần uốn đúng công suất của máy, tránh tình trạng uốn dưới tải quá nhiều ảnh hưởng đến năng suất làm việc và uốn trên tải sẽ làm cho máy mau hỏng.
- Khả năng uốn tối đa là sắt thép lớn nhất mà máy có thể uốn được và bạn có thể dễ dàng biết được thông số này theo tên gọi của máy. Máy D16 uốn tối đa phi 16 tương tự cho các dòng D25 và D32, ngoài ra thông số này cũng được ghi chi tiết trên máy.
- Khả năng uốn đồng thời là số thanh sắt uốn được cùng lúc trên máy, số lượng thanh có thể uốn cùng lúc phụ thuộc vào độ lớn của sắt và công suất của máy. Bảng thông số này được ghi trên máy bạn nên uốn đúng theo hướng dẫn nhé, tránh tình trang uốn quá tải làm hỏng máy.
Sử lý các vấn đề hỏng vẹt của máy
Trong quá trình sử dụng máy uốn sắt sẽ hay gặp các tình trạng hỏng vẹt, nguyên nhân chủ yếu do bạn sử dụng hoặc bảo trì máy không đúng cách. Các lỗi này bạn hoàn toàn có thể chỉnh được, qua một vài bước đơn giản mà không cần phải biết quá nhiều về kỹ thuật của máy.
- Máy không vào điện kiểm tra lại đường dây từ phít cắm vào đến máy nhé, xem có chỗ nào bị rò rỉ hay bị đứt thì bạn nối lại hoặc thay phít cắm mới nếu bị hỏng.
- Máy uốn không trả về tình trạng này sảy ra khi bạn đặt máy ở các định hình không bằng phẳng, có vật cứng chạm vào phần thắng dưới đáy của máy . Để sử lý cho vấn đề này bạn chỉ cần dỡ máy lên lấy vật cứng phía dưới máy ra hoặc chuyển máy đến vị trí khác có địa hình bằng phảng là xong nhé !
- Có điện nhưng mô tơ không quay đây là vấn đề do mô tơ bị hết chổi than. Các loại máy uốn 1 pha sử dụng mô tơ chổi than như máy mài hay máy khoan, khi hết chổi than mô tơ sẽ không chạy. Bạn chỉ cần mở một bên của máy ra sẽ thấy mô tơ của máy, thay chổi than mới cho mô tơ là xong.
- Máy uốn không đúng góc là do thanh chỉnh góc chạm hoặc lệch. Bạn mở mặt trước của máy ra về sinh sạch bụi ở thanh chỉnh góc, siết chặt loại công tắc nếu chúng bị lỏng vạy là xong.
- Chân giậm không sử dụng được bạn kiểm tra đường dây điện trên châm giậm xem có bị đứt không thì nối lại.
Trên đây là các lỗi hỏng vẹt của máy mà bạn có thể tự khắc phục được, để sớm đưa máy vào phục vụ thi công. Các trường hợp đã làm như trên mà vẫn không được hoặc máy hỏng phần động cơ bên trong, bạn nên liên hệ cho đơn vị cung cấp, để nhờ kỹ tư vấn và sửa chữa nhé.
Bảo trì máy trong quá trình sử dụng
Việc bảo trì máy thường xuyên và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng và kéo dài tuổi thọ của máy. Sau đây là các công việc bảo trì máy cần thực hiện.
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng, trong quá trình sử dụng máy sẽ bị mạt sắt rơi vào bên trong nhiều, dễ gây ra sự cố chập điện hay làm kẹt máy. Bạn nên lâu chùi và vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng nhé !
- Tháo rời các quả lô, cốt uốn khỏi máy đây là công việc cần thực hiện sau khi sử dung máy xong. Tránh trường hợp để lâu từ ngày này qua ngày khác, các quả lô, cốt sẽ bị dính chặt vào máy làm cho việc thay thế lô gặp khó khăn.
- Kiểm tra chổi than của mô tơ thường xuyên, công việc này bạn có thể thực hiện 2 tuần một lần, khi thấy chổi than mòn đi chỉ cong 1/4 bạn nên thay mới để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất nhé !
- Thay thế các phụ tùng hư hỏng, các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sắt là lô uốn và cốt uốn sẽ bị hao mòn sau một thời gian sử dụng. Bạn cần thay thế mới để đảm bảo các góc uốn được chính xác.
Hy vọng bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về máy để có thể vận dụng tốt vào trong quá trình làm việc của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm cơ khí như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường,... thì liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí nhé.
Ngoài những mặt hàng về cơ khí thì chúng tớ còn có cả các mặt hàng về phụ tùng xe máy, bạn có thể shopping mua hàng cơ khí và cũng tận dụng được thời gian đó để mua thêm phụ tùng xe máy sửa chữa cho chiếc xe yêu quý của mình, tiện quá phải không nào. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!