4 Cơ hội mà ngành cơ khí Việt Nam đang có

Tiếp cận công nghệ hiện đại 

 Nguồn nhân lực dồi dào với giá cạnh tranh tại Việt Nam luôn là ưu điểm được đánh giá cao. Mặc dù có nguồn nhân lực đông đảo nhưng tình trạng lao động có tay nghề cao lại không đủ đáp ứng. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2014, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao. Con số này rất nhỏ so với các nước phát triển có tỷ lệ này lên đến 40 – 60%. Chính nguồn nhân lực yếu kém dẫn đến tình trạng bị hạn chế năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, Cách mạng công nghệ 4.0 ra đời đã thúc đẩy cải cách phương thức đào tạo. Tương tự thế, những chính sách mới ra đời nhằm giúp DN tiếp cận với thông tin mới. Từ đó, nâng cao chất lượng nhân lực, tiếp nhận công nghệ tiên tiến cho ngành cơ khí Việt Nam. 

Giảm thiểu rủi ro và chi phí 

 Việc tiếp cận công nghệ cao giúp DN giảm thiểu rủi ro khi sản xuất hàng hóa. Thứ nhất, các quy trình nhà xưởng sản xuất hàng hóa được thực hiện một cách tối ưu. Số lượng hàng hóa được sản xuất nhiều hơn và đáp ứng được nhiều đơn hàng của khách hàng. Thứ hai, các ứng dụng công nghệ dần sẽ thay thế con người trong các thao tác sản xuất lặp lại. Kết quả, DN sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí thuê và duy trì nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, điều này còn hạn chế xảy ra tình trạng sản xuất hàng lỗi. Việc lặp lại như vậy cũng tạo ra nhiều sản phẩm đồng nhất. 

Thêm vào đó, những DN mới luôn lựa chọn thuê xương làm cơ khí  từ các đơn vị cho thuê nhà xưởng uy tín. Những lợi ích khi thuê xưởng như: rút ngắn thời gian xây dựng, nhanh chóng đi vào sản xuất,... Và hơn thế nữa là tránh được các rủi ro liên quan đến việc mua bất động sản.  Nhìn chung, vừa giảm thiểu rủi ro sản xuất vừa tối ưu chi phí sẽ giúp DN tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Các chính sách ưu đãi ngành cơ khí Việt Nam

 Công nghệ 4.0 giúp nhân công nâng cao trình độ chuyên môn, dễ thích ứng trong công việc. DN tạo ra nhiều sản phẩm trí tuệ, hữu ích cho người tiêu dùng. Nhà xưởng nhỏ và vừa sẽ được cải thiện năng suất khi được nâng cấp máy móc hiện đại. Ngành cơ khí Việt Nam phát triển kéo theo các ngành công nghiệp chế biến, nông sản,... cải thiện theo. Kinh tế của người dân Việt Nam sẽ được nâng cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tài nguyên dồi dào, phong phú 

 Việt Nam có nguồn nguyên liệu: sắt, thép,... rất dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này còn ở dạng thô và đang chờ khai thác xử lý. Công nghệ 4.0 được áp dụng giúp khai thác và xử lý các nguyên liệu thô trở nên rất dễ dàng. Các DN được giảm thiểu các chi phí nhập khẩu từ nước ngoài.

Mặc dù ngành cơ khí được xem là huyết mạch nhưng thực tế vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn. 

4 Thách thức nổi bật mà ngành cơ khí Việt Nam phải đối mặt

 

Giải quyết việc thiếu hụt nhân sự

 Trình độ kỹ thuật ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư một cách bài bản. Những nhân công phải tự chủ động tìm tòi và học hỏi trên sách vở. Họ chưa được thực hành nhiều trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nhân lực của chúng ta chưa có nhiều sáng tạo và giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Mô hình chiến lược kinh doanh

 Những mô hình kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài luôn gặp khó khăn tại Việt Nam. Chiến lược kinh doanh không lành mạnh, công bằng giữa DN trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, quy định về luật pháp và phúc lợi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp nước ngoài đã chọn lựa thuê xưởng làm cơ khí để sản xuất. Những đơn vị cho thuê nhà xưởng chất lượng luôn kèm theo các dịch vụ hỗ trợ ưu đãi. Trong đó phải kể đến hỗ trợ thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp. Với dịch vụ hỗ trợ này, DN nước ngoài sẽ tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro về pháp lý. 

Thiếu hụt vốn đầu tư

Để duy trì và phát triển thì các DN phải liên tục đầu tư vào nguồn nhân lực, quảng cáo. Đồng thời, DN còn phải đầu tư vào công nghệ máy móc để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên với chi phí mua cao cộng thêm thiếu hụt vốn đầu tư thì điều này sẽ tạo gánh nặng cho DN. Chính vì thế, không ít DN đã chọn phương pháp thuê xưởng làm cơ khí. Không những giúp DN gia nhập thị trường ngay mà còn giúp ổn định dòng tiền cho DN. 

​​​​​​​Quan điểm phát triển

 Hệ thống cơ chế và kế hoạch đào tạo vẫn còn chưa đồng bộ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Bên cạnh đó, kết cấu quản lý còn sơ sài, thủ công mất nhiều thời gian. Các phương án chưa được thống nhất và thực hiện sâu sát. Từ đó, gây nhiều lãng phí về thời gian cũng như tiền của của các bên.

Với những khó khăn của ngành cơ khí Việt Nam, các doanh nghiệp và nhà nước phải thống nhất quan điểm với nhau. Đồng hộ hóa các hệ thống đánh giá, quản lý và các chứng chỉ nghề phù hợp với thực tiễn. Cải tạo, quy hoạch các đất đai để cho doanh nghiệp mua hoặc thuê xưởng làm cơ khí sao cho hợp lý và tối ưu nhất.

(Nguồn: kizuna.vn)

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!