Phanh đĩa là gì?
Phanh đĩa còn gọi là thắng đĩa là loại phanh hình thành nên do cấu tạo một đĩa phanh được gắn cố định ở trục xoay và chuyển động cùng bánh xe. Ở hai bên mặt đĩa phanh là vị trí của má phanh lắp đối xứng nhau, nằm trong cùm phanh.
Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa
Phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản sau:
1. Đĩa phanh
2. Má phanh
3. Dầu phanh
4. Pit-tông (piston)
5. Cùm phanh
Trong các bộ phận này, đĩa phanh sẽ được gắn trực tiếp lên trục của bánh xe. Đĩa phanh cũng sẽ được đục thêm lỗ hay xẻ rãnh để trong quá trình phanh tạo ra nhiệt lượng nhiệt này sẽ được tản đi. Việc tản nhiệt này có chức năng giảm thiểu tối đa sự mài mòn của đĩa phanh, từ đó giúp đĩa phanh được bền hơn.
Chất liệu làm nên đĩa phanh thường là những vật liệu có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ và thường ít khi bị hư hỏng. Khi má phanh bị mòn hết thì đĩa phanh có thể xuất hiện hiện tượng bị cào xước chứ không phải đĩa phanh bị hỏng đâu nhé. Tuy nhiên, dù tốt đến đâu thì đĩa phanh cũng có thể bị nứt vỡ, cong vênh nếu phải chịu một lực tác động cực lớn như tai nạn xe cộ…
Trong khi đó, má phanh lại là một khối thống nhất gồm 2 má phanh kẹp vào 2 bên của đĩa phanh và sẽ kẹp chặt lấy đĩa phanh mỗi khi người điều khiển đạp chân phanh. Chất liệu của má phanh có thể từ kevlar, hợp kim hay gốm…
Để có phanh thì ngoài má phanh không thể không kể đến piston (dầu). Piston sẽ có nhiệm vụ truyền lực lên má phanh. Khi piston hoạt động thì sẽ tạo một lực ép lên má phanh khiến má phanh bám chặt vào đĩa phanh để xe dừng lại. Dầu phanh đĩa thường là loại dầu chuyên dụng và được ghi rõ trên nắp cốc dầu phanh.
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
-
Khi phanh
Khi đang di chuyển, người điều khiển xe máy muốn dừng xe lại chỉ cần đạp vào bàn đạp phanh. Lúc này, thông qua các bộ phận của đĩa phanh sẽ khiến cho áp suất dầu trong các xi-lanh và đường ống dầu sẽ được tăng lên và đẩy piston cũng như tấm má phanh ép sát vào đĩa phanh. Lực ép này sẽ tạo ra ma sát khiến cho đĩa phanh và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay, thậm chí là dừng hẳn theo nhu cầu của người điều khiển xe.
a)Trạng thái thôi pha
b)Trạng thái phanh
-
Khi thôi phanh
Khi người điều khiển bỏ chân ra khỏi bàn đạp phanh, áp suất tại hệ thống dầu phanh lúc này sẽ giảm cực nhanh. Điều này xảy ra nhờ khe hở của các ổ bị nơi bánh xe và sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của piston đã tạo các hiện tượng rung lắc tại đĩa phanh khiến cho má phanh và piston rời khỏi đĩa phanh.
Do dùng lực tác động lên bánh xe để bánh xe ngừng quay nên tuổi thọ của má phanh không dài. Các bạn nên thường xuyên kiểm tra má phanh đĩa xe máy. Khi phanh thấy tiếng rít hay thấy chiều dài của má phanh chỉ còn lại từ 2-3mm thì đó cũng là lúc các bạn cần thay má phanh mới để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như người xung quanh.
Phanh cơ là gì? Phanh tang trống là gì?
Phanh cơ truyền thống còn có tên gọi khác là phanh tang trống, cái tên này xuất phát từ cấu tạo của hệ thống phanh này. Loại phanh cơ hay phanh tang trống là loại phanh được gắn trực tiếp lên trục bánh xe, và đúng như cái tên phanh cơ, tín hiệu từ tay bạn lúc bóp phanh cho tới hệ thống can thiệp thanh điều chỉnh phanh vào bánh xe sẽ thông qua một dây cáp cơ khí, từ đó nó sẽ tác động lên ống phanh và pít-tông (piston), ép má phanh vào mặt trong của moay ơ rồi từ đó làm cho bánh xe quay chậm lại.
Cấu tạo phanh cơ
Trống phanh thường được gia công bằng gang xám, hình trụ. Chịu được mài mòn, có độ bền rất cao, tản nhiệt tốt. Tuy nhiên đặc tính của gang là giòn dễ vỡ. Vì vậy các nhà sản xuất đã dần dần thay thế bằng hợp kim thép và các-bon với bề mặt chịu ma sát bằng gang. Trống phanh được gắn cố định vào trục xe, chuyển động theo vòng quay của bánh xe.
Má phanh được làm bằng vật liệu chịu mài mòn cao.Bởi đây là bộ phận sẽ bị mòn đi trong quá trình phanh. Do ma sát trực tiếp giữa má phanh và trống phanh. Má phanh được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Khi má phanh bị mòn có thể thay thế bằng các má phanh mới khác.
Guốc phanh được làm từ nhôm đúc. Trọng lượng nhẹ và nhanh thoát nhiệt. Guốc phanh cố định 2 má phanh tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh. Toàn bộ phanh đều được định vị trên thanh trục xuyên qua lỗ trục của giảm sóc xe.
Phanh tang trống có lực phanh không quá lớn. Nên chỉ đủ hãm các loại xe máy có công suất thấp với dung tích xi lanh dưới 175cc. Trên các xe máy công suất lớn, phanh tang trống có tác dụng tối đa khi chạy ở tốc độ thấp. Phanh loại này không phù hợp khi chạy xe ở tốc độ cao, vì lực hãm phanh không đủ để dừng xe.
Nguyên lý hoạt động phanh cơ
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh cơ hay phanh tang trống có vẻ như phức tạp nhưng đây cũng là loại phanh được sử dụng lâu đời nhất.
Phanh tang trống hay phanh cơ có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và thay thế tuy nhiên nhược điểm chính của loại phanh cơ hay phanh tang trống này chỉ phù hợp với những chiếc xe công suất nhỏ.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của phanh đĩa và phanh cơ cũng như nguyên lý hoạt dộng của 2 loại phanh này. Nếu bạn đang muốn mua phanh đĩa nhưng còn đang phân vân không biết nên mua ở đâu thì tham khảo ngay Siêu Chợ Cơ Khí nhé. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!