Hiện nay, Nhám là tên gọi chung của các loại nhám có trên thị trường, là vật liệu dùng để mài mòn các bề mặt sản phẩm và được sử dụng phổ biến rộng rãi trong nhiều hoạt động thường ngày và các ngành công nghiệp. Nhám được sử dụng nhằm mục đích giúp cho sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.

Ngày nay, bên cạnh việc chà nhám bằng tay thì cũng đã xuất hiện các dụng cụ máy chà nhám bằng tay. Nhờ sự kết hợp đó đã giúp cho người thợ nâng cao được hiệu quả và đồng thời giúp tiết kiệm thời gian nhanh chóng. Là một sản phẩm vô cùng hữu ích đối với người dùng. Biết là chúng giúp ích cho công việc của chúng ta trở nên thuận lợi hơn nhưng bạn đã biết được nhám được cấu tạo của Nhám như thế nào chưa? Và để giải quyết được câu hỏi này thì cùng Siêu Chợ Cơ Khí tìm hiểu rõ hơn về nó nhé. 

Cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám có cấu tạo gồm 3 thành phần chính:

– Hạt mài (hạt nhám)

– Keo

– Phần lưng

Hạt mài (hạt nhám)

Có rất nhiều các loại hạt nhám hiện đang phổ biến: nhôm oxit, silicon carbie, kim cương, CBN, gốm…, yêu cầu chung của hạt nhám là cứng hơn vật liệu cần mài, hạt mài có độ sắc bén nhất định. Đây chính là thành phần có vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định đến khả năng chà nhám của sản phẩm. Mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng một loại hạt mài riêng cho sản phẩm của mình, ví dụ nhám 3M với thế mạnh mài thô chuyên cho kim loại đặc biệt là inox với công nghệ Cubitron II (sự kết hợp giữa hạt gốm và nhôm oxit)… Tất nhiên, mỗi loại hạt mài cũng mang lại một hiệu quả chà nhám, mài mòn cũng như đánh bóng khác nhau.

Hạt được phủ theo 3 công nghệ chính:

Trọng lực:

Hạt mài được thả tự do theo nguyên lý trọng lực lên lớp keo được phủ trên lớp nền, hạt mài không được định hướng cụ thể, được sử dụng cho các sản phẩm phủ kép là lớp đầu tiên của nhôm ô xít làm cơ sở cho các hạt mài cao cấp hơn.

Tĩnh điện:

Tấm lưng được và các hạt mài (khoáng chất) được tĩnh điện để chúng được đính với nhau theo công nghệ này các đỉnh nhọn được đính hướng ra ngoài tối ưu, đầu nhọn chỉ ra khỏi lớp phủ sẽ tốt hơn cho việc mài, nhám sắc hơn, ứng dụng cho các sản phẩm nhám yêu cầu chất lượng, tuổi bền cao hơn.

Cơ học:

Hạt mài được trộn keo được quét lên lớp lưng bằng phương tay, cách này không năng suất và hiệu quả, độ bền nhám không cao, nhám ứng dụng cho các sản phẩm yêu cầu bề mặt, độ hoàn thiện thấp.

Keo

Kéo dính là thành phần giúp liên kết các hạt nhám lại với nhau, thoát nhiệt và cố định chúng trên lớp lưng (backing), mỗi hãng nhám trên thị trường sẽ áp dụng một loại keo riêng (keo mài trong môi trường nước, keo mài khô…)

Lớp lưng (backing)

Lớp lưng dùng để chứa các hạt nhám trên đó và tạo sự dễ dàng trong quá trình sử dụng, lớp lưng có thể là giấy, sợi fiber, polyester Film hoặc vải… Nếu sử dụng giấy thì đơn thuần sẽ được gọi là giấy nhám, còn vật liệu sử dụng là vải thì sẽ gọi là vải nhám… Trong đó, vải nhám với tính chất mềm hơn, linh hoạt hơn nên cho khả năng chà nhám tốt hơn ở những góc khuất của sản phẩm.

Vật liệu của lớp lưng góp phần quyết định được độ mài phá hay mài tinh, năng suất, tuổi bền nhám và môi trường mài (mài khô hay mài nước) vì vậy mỗi yêu cầu bề mặt, vật liệu cụ thể sẽ chọn lớp lưng (backing) phù hợp.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và hiểu rõ hơn về sản phẩm. Tham khảo bài viết để có thêm những kiến thức bổ ích nhé. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để rinh về những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!