Một trong những lỗi hay gặp phải nhất ở mày mài góc cầm tay đó chính là bị cháy roto, khiến máy không thể hoạt động được. Siêu Chợ Cơ Khí sẽ hướng dẫn cho bạn thay thế và lắp đặt được roto dễ dàng, hãy thực hiện trình tự các bước dưới đây!

Các bước tháo roto ra khỏi máy mài góc

Mặc dù tháo và thay mới rotor cũng không quá phức tạp, nhưng nếu bạn không phải là dân chuyên thì không nên tự ý sửa chữa tại nhà, bởi rất dễ gây chập mạnh các bo mạch điện, làm xước cổ góp, vỡ bi, bánh răng. Để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả nhất, bạn cần phải tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là lấy chổi than của máy ra sau khi đã tháo phần đuôi máy mài (Nên để gọn than cũng như các ốc vít của máy vào 1 khay hoặc hộp để tránh bị rơi hoặc mất khi bạn lắp lại máy để sử dụng).

Bước 2: Tháo 4 ốc vít ở phần đầu máy rồi dùng tua vít nậy chúng ra là được.

Lấy tua vít nậy đầu máy mài ra

Bước 3: Tháo roto: Có 2 cách để giúp bạn tháo roto ra khỏi máy mài

Cách 1: Bạn dùng kẹp chặt phần đầu của roto rồi kéo chúng ra là được. Bạn có thể dựa vào hình ảnh dưới đây để dễ hình dung hơn trong việc tháo roto.

Dùng kẹp tháo phần này ra, nếu quá cứng không tháo ra được, đừng cố mà hãy chuyển sang cách 2 dưới đây

Cách 2: Bạn dùng tua vít đẩy mạnh vào phần gờ của roto ở đuôi máy mài góc, nếu là dòng máy mài cầm tay Bosch hay Makita thường bạn sẽ thấy 1 khoảng trống để bạn dễ dàng đẩy roto ra. 

Lấy tua vít đẩy phần gờ của rotor để nó tự bật ra

Tiến hành kiểm tra và thay mới roto máy mài góc

Kiểm tra rotor cho máy mài

Sau khi đã tháo roto ra khỏi máy mài góc, bạn nên xem phần lót ở đuôi của roto (như hình ảnh Máy Đo Chuyên Dụng minh họa dưới đây) xem chúng có bị mòn hay rách không. Nếu chúng vẫn còn sử dụng tốt, bạn để gọn cùng chổi than và ốc vít tránh vị rơi, trong trường hợp chúng bị hỏng, bạn nên thay mới luôn.

Kiểm tra phần lót của roto xem còn thể tái sử dụng được không

Kiểm tra viên bi ở đầu và đuôi của roto xem chúng còn quay mượt không, có bị vỡ hay không, cũng như miếng lót, nếu sử dụng được bạn mới giữ lại chúng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tháo bi ra để tiến hành thay cho rotor mới.

Kiểm tra xem vòng bi còn tốt không thì giữ lại để lắp sang một roto mới

Trong trường hợp roto có nhiều vết nhám hay đã bị gỉ bạn nên thay mới để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Khi thay roto mới, bạn nên chọn loại có chính hãng, chất lượng và phù hợp với thương hiệu và các loại máy mài của bạn.

Tiến hành thay rotor mới cho máy mài

Bước 1: Bạn lắp bi vào rotor (có thể dùng bằng tay để ấn vào)

Vì đây là rotor mới nên khi lắp bằng tay vào rất dễ

Bước 2: Tiếp tục lắp bánh răng rồi đến vít vào (như hình).

Lắp bánh răng và vít vào và lưu ý là phải siết chặt vào để đảm bảo giữ bánh răng được chắc chắn

Bước 3: Tiếp tục lắp bi sau cho rotor máy mài (ấn bằng tay rất dễ dàng).

Cách thay cuộn dây cho máy mài

Thao tác thay và quấn roto máy mài rất khó, vì nếu không khéo léo rất dễ làm hỏng cả rotor, thậm chí là hỏng các linh kiện, bo mạch bên trong. Vì vậy, cách thay cuộn dây cho máy mài chỉ nên được thực hiện bởi thợ chuyên.

Hình ảnh này sẽ giúp bạn hình dung hơn các chi tiết bên trong máy 

Bước 1: Nên sử dụng dây đồng quấn vào 4 đầu cuộn dây. Mục đích là để dây dài ra và dễ luồn qua các điểm (vị trí) trên thân máy. 

Nên sử dụng bằng dây đồng, nếu không có dây đống thì sử dụng loại dây gì cũng được

Bước 2: Tự quy định - chọn 2 dây đối xứng nhau (chéo nhau) là dây cấp nguồn vào và 2 dây chéo nhau còn lại là dây ra chổi than. 

Bước 3: Luồn 2 dây ra chổi than trước vào đúng vị trí khoang máy, rồi tiếp đến luồn 2 dây ra cấp nguồn vào các vị trí còn lại. 

Thao tác này bạn cần phải chú trọng cẩn thận, nếu không dễ lắp sai

Bước 4: Luồn lõi dây đồng vào thân máy.

Lưu ý: Phần lõi dây đồng phải nằm vuông góc với vị trí chổi than (như hình dưới). Sau khi lắp vào rồi kéo căng 4 đầu dây ra. 

Lắp cuộn dây đồng vào đúng vị trí 

Dùng tay ấn cuộn dây vào đúng khớp

Nên đóng vào để cuộn dây nằm chắc chắn, cân bằng và cố định trong thân máy mài

Đóng tấm chắn gió vào và dùng tay ấn nhẹ xuống

Xem kĩ phần mép đã vào hết khớp chưa. Nếu rồi thì có nghĩa là cuộn dây đã đóng vào hết

Khi đã lắp xong, tiến hành tháo dây đồng ra

Sau đó, lắp dây chổi than vào vị trí như trên hình (lặp lại với dây chổi than còn lại)

Đối với dây lấy nguồn sẽ đấu vào công tắc (dùng kềm để kẹp chắc hơn)

Sau khi nối các dây chổi than và dây nguồn xong, xếp dây gọn vào khe giữ để tránh rối dây

Bạn có thể tham khảo mua sản phẩm ở website Sieuchocokhi.vn, nơi đây có tất cả các mặt hàng ngành cơ khí mà bạn cần. Chỉ cần ngồi ở nhà và click chuột thì bạn sẽ nhận được hàng mà bạn mong muốn.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!