Nếu máy không hoạt động do lỗi từ các bộ phận bên trong máy mài cầm tay, bạn cần kiểm tra kĩ xem "bệnh của máy" là do bộ phận cụ thể nào, sau đó thực hiện sửa lỗi theo hướng dẫn như sau:

Cách thay công tắc máy mài

Nếu công tắc trượt không nhạy, bị cứng: Bạn có thể sửa theo các bước như hình dưới.

Bước 1: Dùng bút thử điện nhấn mạnh vào khe ở dưới công tắc. 

Bước 2: Tháo phần tay cầm ra và dùng bút thử điện nậy bộ phận công tắc phía dưới (bên trong máy). Bởi công tắc bị kẹt có thể do bụi bám nhiều bên trong đó. Nậy ra để cho bụi ra hết bên ngoài. 

Còn nếu lỗi do công tắc bị mòn, bị hỏng, cần thay công tắc mới. Để lấy công tắc máy mài ra, cần thao tác như hình dưới và lắp công tắc máy mài mới sẽ thao tác ngược lại. 

Cách thay chổi than cho máy mài

Nếu kiểm tra thấy chổi than có dấu hiệu bị mòn nhiều, hoặc đã cạn hết, cần phải thay mới.

Tùy vào cấu tạo thiết kế của từng loại máy mài mà chổi than sẽ được lấy ra ở những cách khác nhau, có máy thì bạn chỉ cần sử dụng tua vít để vặn mở chốt trên thân máy là có thể tháo được chổi than cũ ra, nhưng có máy thì cần phải mở cả toàn bộ khung thân (vỏ máy) mới tiếp cận được chổi than. 

Để lắp chổi than mới vào, bạn gắn phần than vào đúng vị trí trên máy mài của mình, sau đó gắn lưỡi gài dây đồng (dây truyền động chổi than) vào vị trí (dưới hình 2) có nhiệm vụ tản nhiệt cho chổi than. 

Lưu ý: Khi bạn lắp than vào nhớ lắp đúng vị trí, phần dây truyền động hướng ra ngoài (dưới hình 2) để không bị vướng vào lò xo. 

Cách thay nhông máy mài

Nếu máy mài hoạt động rung, lắc mạnh, kêu to, hãy thử kiểm tra xem nhông máy mài có bị mòn hay khô dầu không cần kiểm tra và xử lý ngay.

Nhông máy mài nằm ở phần trục đầu máy mài cầm tay. Khi mua nhông máy mài, cần chọn cho đúng loại nhông phù hợp với máy. Nếu hết mỡ hoặc ít thì cần tra thêm đủ mỡ để máy được vận hành trơn tru, giảm sự ma sát. 

Cách thay Rotor và Sator cho máy mài

Nếu máy không hoạt động được nữa, có thể lỗi đến từ rotor. Rotor máy mài thường nằm trong khoang thân máy, cần tiến hành mở như sau:

Đầu tiên, bạn chuyển gioăng cao su từ rotor cũ sang mới, còn nếu gioăng cao su có dấu hiệu rách, không thể sử dụng được nữa, cũng cần tiến hành thay mới luôn. 

Tiếp đến, dùng cờ lê số 10 để lấy bánh răng ra. Sau đó dùng dụng cụ để nậy thanh nhôm đang cố định trên rotor ra. 

Sau đó tiến hành lắp ngược lại với các thao tác trên cho rotor mới. Đầu tiên dùng búa đóng thanh nhôm vào rotor mới như hình dưới, cách này sẽ giúp lực đóng đều và thanh nhôm vào khớp với rotor mà không làm hư hại các chi tiết xung quanh máy mài. 

Còn Sator máy mài rất khó bị hỏng, nhưng nếu sator bị hỏng, thì cũng cần phải thay mới. 

Sator có các jack cắm nối với nguồn máy, khi tháo cần đánh dấu để nhận biết vị trí ban đầu của nó, tránh khi lắp lại đấu nhầm vị trí cắm.

Sau đó dùng tua vít mở sator cũ ra khỏi máy rồi tiến hành lắp stator mới vào theo trình tự ngược lại như thao tác tháo sator cũ.

Hy vọng những chia sẻ của Siêu Chợ Cơ Khí sẽ giúp bạn sửa được máy mài bị lỗi khi đang trong quá trình sử dụng máy. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các loại máy mài cầm tay, dụng cụ đo lường hay bất kì vật dụng liên quan đến cơ khí thì Siêu Chợ Cơ Khí là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Không cần phải đi đâu xa chỉ cần click chuột thì bạn đã sử dụng ngay cho mình những sản phẩm mà bạn mong muốn.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!