Các loại đồng hồ vạn năng
Trên thị trường cung cấp rất nhiều loại đồng hồ vạn năng, các thiết bị đo lường này khác nhau về kích thước, tính năng và giá cả được thiết kế dạng cầm tay hoặc để bàn tùy vào mục đích sử dụng. Dưới đây Siêu Chợ Cơ Khí sẽ phân loại các loại đồng hồ vạn năng hiện có trên thị trường, theo dõi ngay nhé:
- Đồng hồ vạn năng tương tự:
Thiết bị bao gồm một cuộn dây, microammeter và một cây kim. Chức năng chủ yếu là tính toán các thông số khác nhau như điện áp, dòng điện hiện tại,... Cách hiển thị của đồng hồ phụ thuộc vào một microammeter, di chuyển kim trên màn hình tương ứng với các phép đo khác nhau. Với thiết bị này, người dùng hoàn toàn có thể tính toán nhiều đại lượng bằng cách sửa đổi cài đặt của công tắc.
- Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số:
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số trang bị công tắc bộ chọn tần số để đưa ra kết quả trực tiếp dưới dạng thập phân. Bên cạnh đó, màn hình LCD trên đồng hồ có kích thước lớn, chất lượng rõ nét, cung cấp đầy đủ các thông số, biểu tượng, đa dạng tính năng giúp người dùng dễ dàng sử dụng, nắm bắt thông tin về các lỗi trên xe từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
- Đồng hồ vạn năng Fluke:
Dụng cụ đo lường Fluke có các chức năng khác nhau như: tính toán chu kỳ làm việc, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, điện trở,... trong hệ thống điện ô tô. Ngoài ra, đồng hồ Fluke còn được dùng để điều chỉnh các thông số quan trọng như hiệu điện thế, dòng điện,... giúp bảo vệ thiết bị khỏi điện áp quá độ. Đồng hồ vạn năng Fluke có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi nên người dùng có thể mang đi bất cứ đâu.
- Đồng hồ vạn năng dạng kẹp:
Loại đồng hồ dạng kẹp thường được sử dụng để đo dòng điện vạn năng AC/DC. Bên cạnh đó, người dùng có thể thực hiện tính toán công suất tiêu thụ bằng cách dựa trên thông số điện áp và giá trị ampe thu được. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng dạng kẹp cũng rất đơn giản, phản ứng nhanh và có độ chính xác cao.
- Đồng hồ vạn năng tự động:
Đây là dụng cụ đo lường tiện lợi nhưng có chi phí cao hơn so với các loại khác. Đồng hồ hỗ trợ người dùng trong việc đo cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều AC,... Mẫu đồng hồ vạn năng tự động được thiết kế ít nút điều khiển giúp người dùng dễ dàng lựa chọn các thang đo và các chức năng phù hợp. Mặt sau đồng hồ trang bị đèn LED hỗ trợ làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng và dễ dàng kiểm tra các chi tiết máy nhỏ, khuất trong động cơ.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng trên ô tô
Ắc quy và máy phát điện là một hai bộ phận quan trọng của xe ô tô, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ xe hoạt động tốt. Người dùng nên kiểm tra ắc quy và máy phát điện bằng đồng hồ vạn năng định kỳ từ 2 - 3 tháng một lần hoặc ngay khi phát hiện các sự cố liên quan đến mạch điện.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ắc quy ô tô
Trong quá trình sử dụng ô tô, nếu người lái nhận thấy các dấu hiệu: xe mất nhiều thời gian để khởi động, khó khởi động vào buổi sáng, đèn cảnh báo ắc quy phát sáng trên màn hình taplo,... chứng tỏ bộ phận ắc quy đang gặp vấn đề cần được khắc phục.
Lúc này, chủ xe nên sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra và tiến hành sạc bình ắc quy ô tô nếu cần thiết:
- Bước 1: Bật đèn pha ô tô trong vòng 5 - 10 phút.
- Bước 2: Đặt đồng hồ vạn năng ở mức 15 - 20V.
- Bước 3: Tắt đèn pha.
- Bước 4: Kết nối đồng hồ vạn năng với cực dương và cực âm của pin kích bình. Điện áp dưới 12,6V là mức cho thấy pin yếu.
- Bước 5: Tiến hành sạc cho đến khi điện áp về mức tiêu chuẩn.
- Bước 6: Khởi động xe và quan sát mức điện áp thay đổi. Nếu thông số vẫn tiếp tục giảm xuống dưới 5V khi xe đang chạy thì chứng tỏ pin đã kém và cần phải thay thế.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng trên máy phát điện ô tô
Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng trên máy phát điện ô tô khá đơn giản. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, chủ xe lưu ý phải đeo găng tay và kính bảo hộ để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cài đặt đồng hồ vạn năng ở mức 20V DC và tiến hành tắt động cơ.
- Bước 2: Kết nối đầu dây màu đỏ với cực dương và màu đen với cực âm ắc quy.
- Bước 3: Sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông số thu được, giá trị hiệu điện thế lý tưởng của máy phát điện là 13,8 - 14,8 V. Chủ xe có thể thử nghiệm lại bằng cách kéo quạt sưởi lên cao và bật đèn pha. Nếu có dấu hiệu điện áp giảm nhẹ trước khi kết quả trở lại phạm vi trên thì cho thấy dự đoán đã đúng, bình điện hoạt động ổn định.
Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra ắc quy và máy phát điện của ô tô, đồng hồ vạn năng còn hỗ trợ đo lường: lưu lượng khí, cảm biến nhiệt độ làm mát, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu và cảm biến trục cam. Đối với các bộ phận này, người dùng có thể đo hiệu điện thế và kiểm tra thông số kỹ thuật tiêu chuẩn theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Hy vọng bài viết sẽ mang lại bài học bổ ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng đồng hồ vạn năng. Nếu bạn đang có nhu cầu sắm cho mình 1 chiếc đồng hồ vạn năng phục vụ cho nhu cầu công việc của mình thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí nhé. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để mua được những sản phẩm ưng ý nhất.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!