Kích thủy lực là gì
Kích thủy lực là dụng cụ tối ưu để nâng vật nặng với lực nâng nhỏ nhất. Trước đây, việc nâng hạ vật có tải trọng nặng vô cùng khó khăn, tốn nhiều sức lực và thời gian. Nếu sự cố xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến người và vật xung quanh. Vì thế mà kích thủy lực đã được con người nghiên cứu, chế tạo thành công.
Chức năng của thiết bị này đó là: Dùng để nâng những vật có khối lượng lớn, trọng lượng lớn và kích thước khổng lồ hoặc cồng kềnh mà con người không thể nào thực hiện được. Bởi lý do sức lực có hạn nên việc dùng con người để nâng xe hơi, xe container hay những khối bê tông, khối kim loại có trọng lượng từ vài trăm kilogam cho đến tần, chục tấn, trăm tấn vô cùng khó khăn, thậm chí không thực hiện được.
Đây là thiết bị chuyên dụng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn, cồng kềnh lên đến hàng chục, hàng trăm tấn. Có thể nói đây là dụng cụ hữu ích không thể thiếu trong các tiệm sửa chữa garage ô tô hay sản xuất, sửa chữa máy móc công nghiệp.
Đa phần các kích thủy lực đều được các hãng chú trong trong việc tìm vật liệu. Những vật liệu tốt, cứng cáp, chống oxi hóa cao như: thép, inox luôn được ưu tiên. Từ đó, tăng độ bền bỉ cho thiết bị.
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực
Phân loại kích thủy lực
Phân loại kích thủy lực theo chiều nâng:
Kích thủy lực 1 chiều
Kích thủy lực 1 chiều hay còn gọi là kích đứng là loại kích đơn giản và được sử dụng nhiều nhất, là dạng con đội đơn thuần và phổ biến, được chuyên dụng để nâng - hạ các vật đội nặng theo chiều đứng (dọc). Kích thủy lực 1 chiều hoạt động dựa vào sự kết hợp của bơm tay hoặc bơm điện thủy lực 1 vòi dầu.
Loại kích thủy lực 1 chiều này cho hành trình nâng và đội trọng tối ưu để giúp nâng hạ nhanh chóng và chính xác các thiết bị nặng, phổ biến nhất vẫn là đội trọng 1 - 1000 tấn.
Kích thủy lực 2 chiều
Kích thủy lực 2 chiều là loại kích hoạt động theo 2 chiều (chủ yếu là chiều ngang), hoạt động tương tự như kích thủy lực 1 chiều là dùng để nâng - hạ thiết bị nặng từ vài tấn đến vài chục tới vài trăm tấn. Hành trình nâng từ trung bình 50mm - 300mm.
Tuy nhiên, Loại kích này muốn hoạt động được phải sử dụng bơm điện thủy lực 2 vòi dầu.
Phân loại theo trọng lượng
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực
Kích thủy lực 500kg
Có tải trọng nâng lên tới 500kg, hành trình nâng cao nhất là 1,5m. Thiết bị phù hợp sử dụng với các dòng xe nâng tay cao mini, xe nâng ống, xe nâng Platform Stacker. Hoạt động theo cơ chế nén thủy lực, nâng lên bằng chân đạp, hạ xuống qua tay vặn xả. Loại kích này có thiết kế đơn giản, an toàn, hoạt động ổn định.
Kích thủy lực 1 tấn
Là dòng kích thủy lực có tải trọng nâng thấp 1 tấn, được tích hợp sẵn bơm thủy lực bên trong. Các bộ phận của kích gồm có bình chất lỏng công tác, piston, van và khóa. Vỏ ngoài được chế tạo bằng thép hợp kim cường độ cao và được xử lí nhiệt; nhờ đó mà kích có khả năng chịu áp lực, chống chịu mài mòn tốt.
Kích thủy lực 2 tấn
Được sử dụng phổ biến bởi có kiểu dáng nhỏ gọn, đơn giản, trọng lượng của loại kích này chỉ khoảng 2 – 3kg. Kích 2 tấn nâng được các vật nặng có khối lượng từ 0-2 tấn, hành trình dài từ 50 mm-200mm (tùy loại).
Kích thủy lực 4 tấn
Kích 4 tấn nâng được vật nặng có khối lượng lên đến 4 tấn nhờ thiết kế 4 thanh tay đòn tạo lực. Thao tác sử dụng nhẹ nhàng, phù hợp với xe ô tô con..., tiện dụng khi thực hiện thao tác thay lốp xe, sửa ô tô khi đi chơi, du lịch gặp sự cố xa lầy...
Kích thủy lực 5 tấn
Có trọng lượng từ 3-5kg, được dùng để nâng hạ vật có tải trọng từ thấp cho đến tối đa là 5 tấn - tải trọng mà con người không thể nâng được bằng tay. Hành trình nâng thông dụng của loại kích thủy lực này là 115mm.
Kích thủy lực 10 tấn
Với tải trọng nâng tối đa 10 tấn, hành trình nâng từ 0-150mm. Phụ thuộc vào từng yêu cầu công việc cụ thể mà người dùng có thể lựa chọn kích đứng hoặc kích ngang. Bên cạnh đó, kích thủy lực 10 tấn còn có thể kết nối với bơm rời; vì vậy người dùng cần kết nối kích với bơm thủy lực mới có thể sử dụng kích.
Kích thủy lực 15 tấn
Loại kích này có khả năng chịu tải lên tới 15 tấn. Thân kích được chế tạo từ hợp kim thép có độ bền cao, chống ăn mòn và chịu lực tốt. Thiết kế lò xo móc và chân kích giúp tạo độ vững chắc trong trình hoạt động. Ngoài ra, kích nâng thủy lực 15 tấn được trang bị thêm van xả áp giúp hồi áp nhanh hơn.
Kích thủy lực 20 tấn
Tải trọng tối đa 20 tấn, tùy thuộc vào hãng sản xuất cũng như model mà hành trình nâng của loại kích này có thể từ 500mm đến 200mm.
Kích thủy lực 30 tấn
Đảm bảo nâng hạ được các vật nặng có tải trọng tố đa 30 tấn, hành trình nâng khá đa dạng từ 50mm – 200mm. Kích thủy lực này được sử dụng rộng rãi trong lắp đặt máy móc tại công trường hay trong garage ô tô. Đây là thiết bị nâng tiêu chuẩn, sử dụng rộng rãi cho phương tiện giao thông, máy xây dựng và máy công nghiệp.
Kích thủy lực 50 tấn
Kích thủy lực 50 tấn chuyên dùng để nâng tải các loại máy móc, thiết bị có tải trọng lớn. Ngoài ra, thiết bị được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như; xe nâng tay, hệ thống sửa chữa xe ô tô, các công trình xây dựng,...
Kích thủy lực 100 tấn
Kích thủy lực 100 tấn có nhiều hành trình nâng khác nhau, được sử dụng phổ biến như: 50mm, 100mm và 150mm. Loại kích thủy lực có tải trọng nâng 100 tấn thường đi với bơm điện thủy lực nhằm đảm bảo quá trình nâng tải đạt được hiệu suất cao.
Kích thủy lực 150 tấn
Kích thủy lực 150 tấn được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực xây dựng, sửa chữa, bảo trì. Sản phẩm phù hợp để nâng tải các loại máy móc hạng nặng, các chi tiết máy, thuận tiện cho người dùng trong việc kiểm tra và sửa chữa ở một số vị trí có không gian nhỏ.
Kích thủy lực 500 tấn
Kích thủy lực có tải trọng nâng 500 tấn, tùy theo từng model sẽ có hành trình làm việc giao động từ 25 - 300 mm, giúp việc thích ứng với môi trường làm việc tốt hơn. Sử dụng kích nâng 500 tấn sẽ thuận tiện hơn cho việc nâng tải ở những khe hẹp hạn chế về chiều cao.
Phân loại kích thước theo hình dáng:
Con đội thường
Con đội thường là loại kích 1 chiều được sử dụng rất nhiều trong các xưởng sửa chữa ô tô vì tính tiện dụng và đơn giản của sản phẩm.
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực thường
Con đội móc
Con đội móc có khả năng đội - nâng dưới sát mặt đất hoặc đội - nâng phía trên đầu vật nặng (nhờ trang bị thêm 2 lò xo giúp định vị và kéo đầu đội và móc về vị trí nhanh hơn chỉ qua thao tác xả van đóng mở dầu).
Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp không có không gian hay chỗ để thực hiện việc nâng lên hoặc những không gian rất hẹp và nhỏ thì sử dụng loại con đội móc này rất thích hợp. Con đội móc thường để dùng nâng máy móc và di chuyển máy móc từ địa điểm này đến địa điểm khác và thường được sử dụng chung với con rùa đẩy hàng.
Hình ảnh tham khảo: Con đội móc
Con đội rùa đẩy hàng
Con đội rùa dùng để nâng đỡ và di chuyển các thiết bị nặng có tải trọng lớn tới rất lớn và trong phạm vi di chuyển nhỏ.
Loại con đội này thường dùng để di chuyển thiết bị máy móc công nghiệp, thiết bị cơ khí, di chuyển hàng hóa siêu trọng trường... Con đội rùa có thể kết hợp dùng chung với kích chân và bánh xe để tạo thành một hệ thống hỗ trợ di chuyển hoàn chỉnh.
Hình ảnh tham khảo: Con đội rùa đẩy hàng
Con đội kê
Loại con đội kê này thiết kế như hình tháp, được dùng phổ biến trong xưởng làm lốp ô tô. Con đội kê này hoạt động dựa vào cơ chế nâng - kê an toàn. Tức sau khi xe được kích lên cao thì kích thủy lực này sẽ kê trực tiếp vào trục nhằm đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình tháo và lắp lốp.
Hình ảnh tham khảo: Con đội kê
Kích cá sấu
Kích cá sấu hay còn gọi là con đội cá sấu được dùng để đội và nâng - hạ vật nặng chủ yếu trong ngành sửa chữa và làm lốp ô tô, xe du lịch. Thiết kế dạng nằm sát xuống sàn nên sẽ dễ dàng luồn vào gầm xe con.
Các loại kích đội cá sấu đều có thiết kế chung là thân dài (so với kích con đội đứng) và phần xi lanh thủy lực khi ở trạng thái nâng sẽ ở tư thế tương đối vuông góc với thân.
Hình ảnh tham khảo: Kích cá sấu
Con đội lùn
Con đội lùn có thiết kế tương tự như một con đội thường. Song nó được gọi là con đôi lùn là vì nó có kích thước thấp hơn hẳn con đội thường.
Hình ảnh tham khảo: Con đội lùn
Phân loại theo cấu tạo
Kích thủy lực dài
Còn được gọi là kích thủy lực nối dài, được sử dụng trong các lĩnh vực như sửa chữa ô tô, bảo dưỡng ô tô tại các xưởng, garage, đại lý xe hơi, xe máy, các đội tàu xe, xường cơ khí chế tạo,...
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực dài
Kích thủy lực nằm ngang
Hay còn được gọi là kích 2 chiều với khả năng hoạt động theo 2 chiều, được dùng để nâng - hạ theo chiều ngang. Thiết bị có tải trọng từ vài tấn đến vài trăm tấn, khi nâng kích nằm ngang cần có sự hỗ trợ của bơm điện thủy lực 2 vòi dầu mới có thể sử dụng được.
Kích thủy lực rỗng tâm
Kích nâng thủy lực này có phần lõi rỗng xuyên suốt chiều dài kích. Người dùng có thể sử dụng loại kích rỗng tâm để nâng hoặc kéo vật nặng cho vào phần rỗng của kích. Thông thường, thiết bị này có kích thước rất lớn để có thể bù vào phần thể tích bị rỗng.
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực rỗng tâm
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
Kích thủy lực dùng điện
Kích nâng điện có khả năng nâng lớn, thời gian nâng nhanh được sử dụng cho việc nâng hạ xe tại các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô hay xưởng sản xuất cơ khí,… Tuy nhiên, dòng kích này lại phụ thuộc vào nguồn điện nếu mất điện sẽ không hoạt động được.
Kích thủy lực dùng hơi
Thường được sử dụng phổ biến tại các garage với khả năng nâng lớn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành cần phải có sự hỗ trợ của khí nén mới có thể thực hiện công việc nhanh chóng, tiết kiệm được công sức cũng như thời gian của người sử dụng.
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực dùng hơi
Kích thủy lực bơm tay
Kích nâng bơm tay thường được sử dụng tại các tiệm sửa chữa nhỏ với khả năng nâng các vật nặng có tải trọng thấp và trung bình. Quá trình nâng sẽ mất nhiều thời gian và công sức của người dùng. Ưu điểm là không bị phụ thuộc vào điện hay khí nén khi không vẫn có thể hoạt động bình thường.
Hình ảnh tham khảo: Kích thủy lực bơm tay
Bài viết trên,Siêu Chợ Cơ Khí đã tổng hợp kiến thức chia sẻ kinh nghiệm cách phân loại các các Kích thủy lực hiện đang có mặt trên thị trường. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Kích thủy lực. Từ đó, có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!