Tuỳ thuộc vào các tính chất công việc của bạn thường phải tiếp xúc nhiều với hoá chất, dung dịch ăn mòn và dung môi, acid loãng, hay dầu mỡ,… để xem xét và lựa chọn loại găng tay phù hợp với các đặc tính công việc và kích cỡ tay của mình.
Cách lựa chọn găng tay chống dầu hiệu quả
Việc lựa chọn găng tay chống dầu khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo từng bước sau đây:
- Xác định loại hóa chất cần tiếp xúc, sau đó chọn loại găng tay được sản xuất từ các vật liệu phù hợp như: cao su latex, cao su nitrile, cao su neoprene, pvc,…
- Thời gian tiếp xúc với hóa chất: cần lựa chọn loại găng tay dày nếu tiếp xúc với thời gian dài.
- Nồng độ hóa chất: tiếp xúc với dầu nhớt sẽ khác tiếp xúc với axit, tiếp xúc với axit đặc sẽ khác tiếp xúc axit loãng
- Nhiệt độ hóa chất: trong các phản ứng hóa học, nhiệt độ là chất xúc tác khá quan trọng có thể làm biến đổi tính chất hóa học của hóa chất, do đó cần xem xét về loại hóa chất và nhiệt độ làm phản ứng xảy ra
- Kiểu tiếp xúc: nhúng tay vào hóa chất, hay cầm nắm, hay tiếp xúc dưới dạng văng bắn
- Diện tích bảo vệ: chiều dài của găng tay tới cổ tay, tới cẳng tay, hay cả cánh tay
- Tạo cảm giác thoải mái khi làm việc, không gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động làm việc
- Sử dụng đúng kích thước (size)
- Nếu làm việc trong thời gian dài thì nên chọn loại găng tay có lớp lót giúp thấm hút mồ hôi tay. Tuy nhiên, nếu không có lớp lót tạo cảm giác thật hơn khi tiếp xúc.
Cách tháo găng tay chống dầu
Nếu mục đích đeo găng tay bảo hộ lao động để chống trầy xước khi đụng chạm vật nhọn hoặc giúp êm tay, chống lạnh, chống điện… thao tác tháo găng sẽ được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu công việc tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa hay bất kỳ thứ gì độc hại, có nguy cơ gây hại cho da tay hoặc sức khỏe thì bước tháo găng cần hết sức lưu ý thực hiện chậm và cẩn thận, để đảm bảo an toàn.
- Rửa găng tay để mặt ngoài trôi bớt hóa chất độc hại sau khi tiếp xúc, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn da, tránh rủi ro bắn tung tóe hóa chất lên người khi lột găng ra ngoài
- Tháo bỏ vòng kẹp găng tay hoặc băng keo đã dán
- Dùng tay này nắm phần găng ở vị trí cổ tay của tay kia, kéo xuôi theo bàn tay để lột bỏ từ từ găng tay chống hóa chất ra khỏi bàn tay. Tháo đến hết và giữ găng đã tháo lại trong lòng bàn tay kia.
Lưu ý: tháo chậm, tháo 1 chiều đồng thời lật ngược mặt trong của găng ra
- Với găng chưa tháo còn lại, luồn 2 ngón tay vào trong, kéo lộn từ trong ra ngoài đến hết găng, tức găng sau trùm lấy găng đã tháo trước
- Bỏ găng vào thùng rác chuyên biệt và xử lý đúng quy định.
Lưu ý: Luôn tiếp xúc ở mặt trong của găng, không tiếp xúc mặt ngoài hay tháo mạnh khiến hóa chất bắn tóe lên người sẽ cực kì nguy hiểm.
Cách bảo quản găng tay chống dầu
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Không chỉ riêng gì găng tay mà với bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để biết được những việc nên làm và không nên làm với chúng. Vì thế, hãy chắc chắn bản thân đã nằm lòng hướng dẫn sử dụng găng tay chống dầu của nhà sản xuất trước khi đưa nó vào sử dụng.
- Rửa găng trước khi tháo khỏi tay: Trước khi tháo găng khỏi tay, hãy rửa sạch bên ngoài để loại bỏ những hóa chất độc hại còn sót lại trên găng. Mục đích để bảo quản găng tốt hơn đồng thời ngăn chặn da tay tiếp xúc với hóa chất nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Giữ găng tay sạch sẽ, khô ráo: Găng tay bảo hộ lao động sau khi rửa sạch, hãy treo ngược lên và để ráo. Việc làm này sẽ giúp những lần sau sử dụng găng tay luôn trong trạng thái khô ráo, mang đến cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Không để găng tay chịu dầu bị gấp lại: Thói quen thường xuyên gấp găng tay có thể sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm. Bởi, lâu dần ở các đường gập sẽ nhanh chóng bị thủng, hư hỏng. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy treo chúng thẳng đứng hoặc nếu có thể hãy bảo quản găng tay trong hộp cotton hay bao bì ban đầu của sản phẩm.
Tham khảo bài viết để có được những kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để rinh về những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!