Quy trình lắp đặt tời điện và rùa chạy điện như sau:

Bước 1: Đo độ rộng cánh dầm để điều chỉnh khoảng cách của 2 cụm bánh xe của rùa điện.

Nếu khoảng cách bánh xe quá xa sẽ khiến tời dễ bị rung lắc khi vận hành, nếu bánh xe quá gần lại khiến rùa tời điện khó di chuyển và có thể bị kẹt. Bạn có thể điều chỉnh long đen để có khoảng cách phù hợp nhất nhé.

Bước 2: Tháo chốt 2 đầu của bộ long đen, luồn qua lỗ chờ ở phía trên của 2 bộ bánh xe.

Bước 3: Xác định khoảng cách 2 thanh pass bằng cách đo khoảng cách đinh vít ở mặt lưng máy tời sao cho phù hợp với lưng tời điện.

Bạn có thể thay đổi chiều quay ra, quay vào của 2 thanh pass để có độ rộng vừa vặn nhất.

Bước 4: Sau khi đã lắp được thanh pass vừa với tời và điều chỉnh độ rộng của khoảng cách 2 bánh xe phù hợp với dầm, thì tiến hành cố định bằng ốc vít.

Bước 5: Ghép lưng tời điện lên 2 thanh pass vừa gắn vào rùa tời điện, sau đó dùng ốc vít cố định rùa và tời điện với nhau.

Bước 6: Kiểm tra một lần nữa các ốc vít đã được siết chặt chưa, tời có lắp vừa với rùa điện không để điều chỉnh phù hợp.

Bước 7: Treo tời điện gắn con chạy di chuyển lên dầm và test thử.

Vận hành tời điện có rùa đúng chuẩn

Tời điện có rùa vận hành theo nguyên lý qua trái, qua phải và nâng hạ vật nặng. Các thao tác này được thực hiện hết sức đơn giản thông qua tay điều khiển.

Để đảm bảo vận hành tời rùa điện chạy trên dầm an toàn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

♦ Không vận hành tời treo rùa trong các điều kiện thời tiết xấu, có mưa, tuyết, nắng trực tiếp tác động;

♦ Không sử dụng tời trong môi trường hóa chất độc hại, nhiều khói bụi và nhiễm mặn,..

♦ Đảm bảo cấp nguồn điện ổn định và có công suất phù hợp.

♦ Trước khi vận hành, cần cho máy chạy không tải một vài lần để kiểm tra những hư hỏng cũng như giúp động cơ nóng lên, loại bỏ hơi ẩm trước khi tải vật nặng.

♦ Không vận hành quá tải, trọng lượng tời điện và tải trọng nâng hạ đảm bảo thấp hơn so với tải trọng của rùa tời điện.

♦ Tránh để máy vận hành liên tục trong nhiều giờ.

♦ Không đứng dưới khu vực tời điện có rùa hoạt động.

♦ Không chất thêm, không lấy bớt hay tác động lên vật tải khi tời đang hoạt động, tránh làm đung đưa hàng hóa đang tải để hạn chế gây nguy hiểm.

 Hướng dẫn bảo trì tời điện có rùa

♦ Cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng tời điện và rùa tời điện theo định kỳ.

♦ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thiết bị, vì bụi bẩn có thể làm máy hư hỏng nhanh và tiếp xúc điện kém, dễ gây ngắn mạch. Đặc biệt, với những vết dầu loang trên bánh xe con chạy rất dễ khiến máy bị trượt trên ray, gây nguy hiểm.

♦ Tra dầu bôi trơn cho các bộ phận theo định kỳ, nhất là động cơ, các trục.

♦ Tra dầu chống gỉ cho cáp tải, thường xuyên kiểm tra dây cáp và thay mới trong trường hợp cáp tải bị đứt gãy 6 sợi trong 1 bước bện, cáp tải han gỉ hoặc mài mòn quá mức.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng tốt máy pa lăng kéo tay. Tham khảo bài viết để có thêm những kiến thức bổ ích nhé. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay chúng tôi. Truy cập ngay Sieuchocokhi.vn để rinh về những sản phẩm chất lượng tốt nhất. 

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!