2. Phân biệt các loại giấy nhám theo đặc tính

Ngoài chức năng, các loại giấy nhám còn được phân loại theo đặc tính như sau:

  • Giấy Glass Paper

Là loại giấy được ít sử dụng trong chế biến gỗ. Chúng có màu vàng nhạt, rất nhẹ, dễ phân hủy và có tên gọi khác là giấy đá lửa.

  • Giấy nhám Garnet

Là loại giấy dùng để chà nhám lần cuối trước khi phủ lớp sơn lên và thường có màu nâu đỏ.

  • Giấy nhám Oxide (nhôm)

Là loại giấy có độ bền hơn so với giấy garnet dùng trong điện máy đánh nhám và chế biến gỗ nhưng lại không đạt hiệu quả cao bằng.

  • Giấy nhám Ceramic Sandpaper

Là loại giấy được chế tạo từ các chất mài mòn có độ bền cao, giúp loại bỏ một lượng đáng kể nguyên liệu.

  • Giấy nhám Silicon Carbide

Là loại giấy được dùng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hay ướt chà nhám nhưng lại không phổ biến trong chế biến gỗ. Chúng thường có màu xám tối hoặc màu đen.

Trên đây là một số loại giấy nhám được phân theo đặc tính mà anh em kỹ thuật nên biết. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và ứng dụng riêng, tùy theo nhu cầu của từng khách hàng.

3. Phân loại theo độ cát

Độ cát được hiểu là độ thô của giấy nhám, có ký hiệu là P (point) được phân loại theo từng độ mịn của bề mặt gỗ từng thấp đến cao sau khi xả nhám. Có một số loại mặc định như sau:

  • P40: Là loại giấy phá bề mặt thô ráp của gỗ để có được độ phẳng tương đối.

  • P80: Giống với trên cũng là loại giấy phá, giúp cho bề mặt mịn hơn một chút.

  • P240: Là loại giấy nhám xả có lót PU trong quá trình sơn.

  • P320: Giống với trên cũng là loại nhám xả và có độ mịn cao.

  • P400: Được xem là có độ mịn lớn nhất hiện nay và dùng khi bề mặt đòi hỏi độ min cao.

Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý như sau: Khi độ nhám cao thì việc sử dụng sẽ nhanh hết hơn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay thường rao bán giấy nhám có độ minh 500, 600mm nhưng thực thế thì ở ngưỡng 400mm.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua giấy nhám nước hay các sản phẩm cơ khí như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường,... thì liên hệ ngay với Siêu Chợ Cơ Khí nhé.

Ngoài những mặt hàng về cơ khí thì chúng tớ còn có cả các mặt hàng về phụ tùng xe máy, bạn có thể shopping mua hàng cơ khí và cũng tận dụng được thời gian đó để mua thêm phụ tùng xe máy sửa chữa cho chiếc xe yêu quý của mình, tiện quá phải không nào. Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.

 

Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!