Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dụng cụ đo lường phổ biến dùng trong công nghiệp, chúng giúp ta đo lường một cách chính xác nhất tránh việc sai lệch trong quá trình thi công nhưng giá trị của chúng lại không quá rẻ. Vậy làm sao để chọn được những dụng cụ phù hợp với nhu cầu của mình, bài viết này dành cho bạn. Cùng Siêu Chợ Cơ Khí tìm hiểu về chúng nhé!
Phân loại
Dụng cụ đo lường được phân loại theo chức năng mà dụng cụ đo riêng đơn vị: dụng cụ đo lường nhiệt độ,dụng cụ đo lường kích thước, dụng cụ đo lường trọng lượng, dụng cụ đo lường đo lường áp suất:
- Dụng cụ đo lường nhiệt độ: để đo nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo ký hiệu là °C, các thang đo ký hiệu là °F, và thang đo Kelvin (ký hiệu là K).
- Dụng cụ đo lường kích thước: Là những dụng cụ đo độ dài như: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, cm.
- Dụng cụ đo lường trọng lượng: Cân là thiết bị dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng gồm cân lò xo đo trọng lượng (khối lượng) bằng cách cân bằng lực do trọng lực chống lại các lực lên trên một lò xo, Cân điện tử thiết bị cảm biến lực, chịu tác dụng lực và cho kết quả khi cân.
- Dụng cụ đo lường điện tử: Là máy đo áp suất là dụng cụ đo áp suất chất lỏng. Thông thường, áp suất đo được so sánh với áp suất chuẩn (như áp suất khí quyển hoặc áp suất khác), do đó áp suất tương đối hoặc áp suất khác nhau được đo. Dụng cụ đo lường dòng điện như ampe kế, vôn kế,...
Dụng cụ phổ biến hiện nay:
1. Thước thẳng
Là loại dụng cụ đo đơn giản nhưng thước thẳng cũng có nhiều kiểu dáng với những chuẩn kích thước khác nhau, như thước tiêu chuẩn, thước thẳng chữ I, thước thẳng vát cạnh, thước thẳng 3 cạnh, thước thẳng bản rộng,….
Chất liệu được làm thước thẳng thường là thép không gỉ. Vạch chia độ trên thước thẳng thường là 0.5 đến 1mm nên độ chính xác của thước cũng thấp khoảng ±0.5mm.
Hình ảnh tham khảo: Thước thẳng
2. Thước kẹp
Thước kẹp hay còn gọi là thước cặp, là loại dụng cụ đo sử dụng hai đầu kẹp để đo kích thước khoách cách, độ dày, đường kính trong hay ngoài của các chi tiết. Thước kẹp có loại cơ khí ( kiểu du xích, mặt đồng hồ chỉ kim hoặc đồng hồ số đếm) và loại kỹ thuật số. Độ chính xác của các thước kẹp hiện nay là khá cao nhất là loại cơ màn hình kỹ thuật số.
Hình ảnh tham khảo: Thước kẹp
3. Panme
Panme bao gồm có panme đo ngoài và panme đo trong với thiết kế của chúng cũng khác nhau. Panme đo ngoài thường có dạng một khung chữ U với hai đầu đo cho phép chạm vào phía bề mặt ngoài của chi tiết, trong đó panme đo trong thì có dạng hình ống, một đầu có những chấu đo cho phép chạm vào bề mặt bên trong chi tiết.
Kiểu dáng thiết kế của panme cũng khá đa dạng với cả những đầu đo có hình dạng đặc thù để đo được những vị trí phức tạp của chi tiết. Giống với thước kẹp thì panme cũng có loại cơ khí và loại điện tử.
Hình ảnh tham khảo: panme
4. Đồng hồ so
Là một dụng cụ đo cầm tay được dùng rất nhiều trong cơ khí chính xác, đồng hồ so cho phép đo độ thẳng, độ phẳng, độ đảo mặt đầu, độ đảo hướng của mặt trong, độ song song của rãnh, độ đồng trục,… Đồng hồ so có độ chính xác cao, đạt tới 0.01mm đến 0.001mm.
Một đồng hồ so thông thường có cấu tạo chính bao gồm mặt số, kim chỉ, vỏ, vành, thanh đo, đầu đo, ống dẫn hướng thanh đo, vít hãm, tay cầm và một vài bộ phận khác. Các loại đồng hồ so thường được chia ra thành đồng hồ so cơ khí (mặt kim chỉ số), đồng hồ so điện tử (mặt báo kỹ thuật số) và đồng hồ so chân gập (đầu đo có thể xoay theo nhiều góc).
Hình ảnh tham khảo: Đồng hồ so
5. Thước đo lỗ
Là dụng cụ đo được sử dụng để đo chính xác kích thước, đường kính trong của các chi tiết có dạng lỗ như lỗ khoan, lỗ doa, đường ống các loại. Có 3 loại thước đo lỗ được dùng nhiều là thước telescopic, thước đo lỗ nhỏ và loại thước đo lỗ có kèm đồng hồ so.
Hình ảnh tham khảo: Thước đo lỗ
6.Thước đo sâu
Thước đo sâu được sử dụng để đo độ sâu của các rãnh, các lỗ hay nhiều chi tiết tương tự khác, nó thâm chí còn có thể dùng để đo bậc ren các chi tiết dạng ren. Loại dụng cụ đo này cũng có hai loại là thước đo sâu cơ khí và thước đo sâu điện tử.
Hình ảnh tham khảo: thước đo sâu
7. Thước đo cao
Thước đo cao được sử dụng để đo chiều cao của một chi tiết hoặc dùng đo khoảng cách theo chiều dọc tại hai điểm khác nhau trên cùng một chi tiết. Cấu tạo của thước đo cao khá đơn giản gồm trục chính, chân đế, đầu đo, thước đo (gồm kiểu du xích, màn hình kim chỉ thị, màn hình số đếm hoặc màn hình kỹ thuật số). Thước đo cao thường được sử dụng trên một bàn ra chuẩn để đảm bảo độ chính xác.
Hình ảnh tham khảo: Thước đo cao
8. Dưỡng trụ
Là thiết bị đo cầm tay có dạng hình trụ dùng để kiểm tra đường kính lỗ trong các chi tiết như lỗ khoan, lỗ doa, đường ống… có nằm trong dung sai cho phép hay không. Dưỡng dạng trụ có 2 loại là loại GO và NOT-GO, có thể được chế tạo riêng hoặc trên cùng một dụng cụ đo 2 đầu. Loại GO dùng kiểm tra kích thước nhỏ nhất cho phép của lỗ, loại NOT-GO dùng kiểm tra kích thước lớn nhất cho phép của lỗ.
Hình ảnh tham khảo: Dưỡng trụ
9. Dưỡng vòng
Là thiết bị đo có dạng vòng tròn dùng để kiểm tra đường kính của các chi tiết có dạng hình trụ, cũng như để hiệu chuẩn các loại dụng cụ đo khác như thước cặp, panme… Tương tự như loại dưỡng trụ thì dưỡng vòng cũng có loại GO, NOT-GO và loại vòng chuẩn (master ring).
Hình ảnh tham khảo: Dưỡng vòng
10. Dưỡng đo ren
Dưỡng đo ren được sử dụng để kiểm tra bước ren của các chi tiết ren, vít, có thể là ren trong hoặc ren ngoài. Dưỡng đo ren có ba loại phổ biến là Dưỡng kiểm ren ngoài dạng vòng (Thread ring gauge), Dưỡng kiểm ren trong dạng trụ (Thread plug gauge) và Dưỡng đo ren dạng lá thép (Screw or Thread Pitch Gauge).
Hình ảnh tham khảo: Dưỡng đo ren
11.Bộ căn mẫu
Căn mẫu là các khối chuẩn có chiều dài theo các tiêu chuẩn đo lường trong cơ khí, được sử dụng để đo, kiểm tra hoặc hiệu chuẩn các dụng cụ đo lường khác như thước cặp, panme, thước đo cao, đồng hồ so,…. Bộ căn mẫu thường được thiết kế theo khối vuông hoặc chữ nhật, theo hệ mét hoặc inch và có chất liệu như thép không gỉ, sứ ceramic,…
Hình ảnh tham khảo: Bộ căn mẫu
12. Thước đo góc
Thước đo góc được sử dụng để xác định vị trí cắt góc cụ thể trên phôi, cũng như kiểm tra góc độ của các chi tiết. Có 3 loại thước đo góc phổ biến là thước đo góc vạn năng, thước đo góc nghiêng và thước đo góc bán nguyệt.
Hình ảnh tham khảo: Thước đo góc
13. Thước đo độ dày
Được sử dụng để đo độ dày của các chi tiết mỏng hoặc tại các khe, rãnh hẹp giữa các chi tiết. Theo cách đo thì có loại đồng hồ đo độ dày (chi tiết được kẹp giữa 2 đầu đo để kiểm tra kích thước) và loại dưỡng căn lá đo độ dày của các khe, rãnh hẹp.
Hình ảnh tham khảo: Thước đo độ dày
14. Nivo cân bằng
Nivo cân bằng (hay thước thủy) là dụng cụ đo được sử dụng để đo góc nghiêng, độ nghiêng, độ dốc, độ cân bằng… của mặt phẳng hay bề mặt các chi tiết. Nivo cân bằng thường được thiết kế với một khung hình hộp có chứa một hoặc nhiều ống thủy tinh chứa bọt thủy. Dựa vào mức thăng bằng của bọt thủy trong ống mà xác định được độ cân bằng, độ nghiêng.
Hình ảnh tham khảo: Nivo cân bằng
Đây là những dụng cụ đo lường được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí. Siêu Chợ Cơ Khí hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nhận định được các sản phẩm dụng cụ đo lường một cách chính xác nhất. Ngoài ra, bên mình có bán các sản phẩm liên quan đến cơ khí, bạn có thể tham khảo chúng tại đây nhé!
Cảm ơn đã theo dõi hết bài viết!!!