Xe máy lên ga bị hụt là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều dòng xe và xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Người lái nên thường xuyên kiểm tra phương tiện để có giải pháp khắc phục hiệu quả, tránh các vấn đề trục trặc trong quá trình điều khiển.

Tình trạng bị hụt ga có thể xảy ra ở nhiều dòng xe máy khác nhau. Đặc biệt là những phương tiện đã qua sử dụng trong thời gian dài nhưng không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên.

Nguyên nhân xe máy lên ga bị hụt

Nguyên nhân xe bị hụt khi lên ga có thể xuất phát từ những lỗi dưới đây:

Bộ chế hòa khí đang bật về phía sau

Thông thường, khi động cơ xe hoạt động, lò xo sẽ kéo van bướm ga và van bướm khí mở ra để hút không khí vào bình xăng con. Tuy nhiên, trong trường hợp lò xo bị ngược thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Lúc này, van bướm đóng lại, bộ chế hòa khí sẽ không nhận được không khí làm cho động cơ phải tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Điều này làm cho xe máy lên ga bị hụt và người lái phải tốn nhiều công sức khi tăng tốc.

Lò xo bộ chế hòa khí bị hỏng

Mặc dù lò xo chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ chế hòa khí. Vị trí của chi tiết này thường nằm ở nơi dây ga đi xuống và thực hiện chức năng đóng, mở van bướm. Nếu lò xo bị hỏng thì xe máy sẽ khó tăng tốc bởi bộ chế hòa khí không nhận đủ không khí để phục vụ cho quá trình đốt cháy. Khi người lái lên ga, xe tiếp tục phun nhiên liệu nhưng không có không khí để trộn, điều này gây tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường. Do đó, quá trình vận hành động cơ không hiệu quả và dẫn đến tình trạng hụt ga, thậm chí là chết máy giữa chừng. 

Ống dẫn xăng bị hỏng

Bộ phận ống dẫn xăng bị hỏng sẽ ngăn không cho nhiên liệu đi đến buồng đốt. Lúc này, áp suất trong buồng đốt sẽ giảm, động cơ không có đủ nhiên liệu để sử dụng dẫn đến hiện tượng xe máy lên ga bị hụt. 

Bugi gặp trục trặc

Một trong những nguyên nhân xe bị hụt khi lên ga là do bugi gặp trục trặc. Bugi có kích thước khá nhỏ, giữ vai trò tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí bao gồm xăng và không khí giúp cho xe máy khởi động. Do đó, khi bộ phận này gặp trục trặc, phương tiện rất dễ bị hụt ga trong quá trình điều khiển. 

Người lái có thể kiểm tra tình trạng bugi thông qua các dấu hiệu đơn giản sau:

  • Bugi khô và có màu trắng: Bộ phận đang có nhiệt độ quá cao, tỷ lệ hòa trộn nhiên liệu không phù hợp, cụ thể là thiếu xăng, dư gió.

  • Bugi có màu đen và muội than bám nhiều: Bộ phận đang có nhiệt độ quá nguội so với động cơ, tỷ lệ hòa khí đang ở tình trạng thiếu gió, dư xăng. 

Sử dụng không đúng loại xăng

Trên thị trường hiện nay có hai loại xăng là A92 và A95. Mỗi loại động cơ với tỷ số nén khác nhau sẽ tương ứng với một loại xăng nhất định. Xăng A92 được sử dụng cho động cơ xe có tỷ số nén dưới 9,5:1, nếu cao hơn mức này, phương tiện nên dùng xăng A95. Trong trường hợp sử dụng không đúng loại xăng, xe máy rất dễ bị hụt ga khi tăng tốc. Thực tế, trong thời gian đầu, các dấu hiệu bất thường sẽ rất khó nhận ra, tuy nhiên về lâu dài, động cơ sẽ yếu dần và làm cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng.

Bị nghẹt xăng

Tình trạng xe máy lên ga bị hụt cũng có thể do phương tiện bị nghẹt xăng. Thực tế, loại nhiên liệu này có khả năng đã bị lẫn nước, mặc dù chỉ với tỷ lệ nhỏ nhưng cũng có thể khiến bình xăng bị gỉ. Từ đó, các cặn gỉ cùng với tạp chất khi đi vào đường dẫn sẽ bị bộ phận lọc giữ lại, về lâu dài gây nên tình trạng tắc nghẽn. Lúc này, lượng xăng đi xuống buồng đốt sẽ không đều, dẫn đến xe bị hụt hơi khi đang di chuyển.

Ngoài ra, khi bộ lọc xăng bị nghẹt nhưng người lái vẫn cố gắng tăng ga sẽ gây ra các tiếng nổ từ động cơ do thiếu nhiên liệu. Trường hợp khác là xe khó nổ máy hoặc nổ nhưng không thể di chuyển vì không đủ lượng xăng cần thiết.

Hệ thống phun xăng điện tử hỏng

Hệ thống này nằm dưới sự kiểm soát của bộ điều khiển điện tử (ECU), chỉ cần một trong số các bộ phận bên trong bị hỏng sẽ khiến cho xe bị yếu xăng và thường xuyên chết máy. Ngoài ra, trong quá trình phun xăng, nếu chất lượng nhiên liệu và việc vận hành của bộ lọc không đảm bảo, kim phun sẽ dễ bị tắc. Điều này làm cho lượng xăng cung cấp không đủ, gia tốc và vận tốc tối đa đều bị giảm dẫn đến xe bị hụt ga khi điều khiển. 

Do côn bị mòn

Côn là bộ phận có vai trò quan trọng trong kết cấu của bộ ly hợp ma sát, đảm bảo quá trình vào số và đạp côn được ổn định. Tuy nhiên trên thực tế, côn rất dễ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng và không được bảo dưỡng đúng cách.

Côn bị mòn có thể làm cho xe máy lên ga bị hụt khi tăng tốc hoặc vượt dốc. Nếu không được khắc phục kịp thời, đĩa côn bị mòn sẽ làm cho cụm ly hợp làm việc kém hiệu quả, gây nên những bất tiện trong quá trình điều khiển. 

Xupap của xe bị kênh

Mỗi xe máy thường được lắp đặt hai xupap có chức năng tạo khe hở để nạp nhiên liệu và thải khí cho động cơ. Do đó, nếu có bất kỳ trục trặc nào xảy ra với bộ phận này, quá trình vận hành của xe sẽ lập tức bị ảnh hưởng. Xupap bị kênh sẽ tạo ra khe hở lớn hơn bình thường, phần đuôi và đầu cò sẽ bị hỏng do va đập, khiến xe khó nổ máy. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm cho động cơ bị mất sức nén, muội than sinh ra sẽ rơi vào khe hở, khiến xe lên ga bị hụt hoặc chết máy đột ngột.

Cách khắc phục tình trạng xe bị hụt ga

Kiểm tra và khắc phục sớm tình trạng xe máy lên ga bị hụt giúp quá trình điều khiển phương tiện an toàn và thuận tiện hơn. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích người dùng có thể tham khảo:

  • Vệ sinh xe hàng tuần để tránh bám bẩn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện.

  • Sử dụng xăng phù hợp và tránh đổ lẫn hai loại xăng với nhau.

  • Thường xuyên vệ sinh bộ chế hòa khí và làm sạch tia phun xăng.

  • Không nên ép côn để tạo tiếng động mạnh hoặc rồ ga vì sẽ khiến bộ phận này dễ bị hỏng và tình trạng hụt ga trầm trọng hơn.

  • Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng xe định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề hư hỏng, đồng thời giúp phương tiện vận hành êm ái và tăng tuổi thọ.

  • Thường xuyên lau chùi và vệ sinh bugi để tránh muội đen bám vào.

  • Lau dọn bình xăng, vít gió, ốc xăng định kỳ để đảm bảo cân đối lượng gió và nhiên liệu đi vào buồng đốt. Điều này giúp tiết kiệm xăng và duy trì hoạt động bền bỉ của động cơ.

Xe máy lên ga bị hụt không phải là sự cố hiếm gặp đối với người sử dụng phương tiện. Chủ xe nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các vấn đề hư hỏng, tiến hành xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm khi điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên cũng rất cần thiết để đảm bảo động cơ luôn vận hành êm ái. 

 

 

Trên đây là 9 nguyên nhân khiến xe máy lên ga bị hụt và cách khắc phục nhanh chóng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang muốn mua các loại phụ tùng xe máy cho chiếc xế yêu của mình thì tham khảo ngay Siêu Chợ Cơ Khí nhé. Ngoài những mặt hàng phụ kiện xe máy ra thì chúng tôi còn có bán các mặt hàng như dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường, máy cầm tay,... Truy cập vào Sieuchocokhi.vn để thỏa sức mua sắm nhé.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!!!